Digital Marketing là hoạt động Marketing không còn xa lạ trong thời buổi hiện nay đang nhận được sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang quan tâm về lĩnh vực Digital Marketing và cách hoạch định chiến lược Digital Marketing thì hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Digital Marketing và bản chất của Digital Marketing
Khái niệm Digital Marketing
Digital Marketing là bất cứ hoạt động Marketing nào diễn ra trên các nền tảng số , sử dụng các thiết bị điện tử hoặc internet. Digital Marketing thường sử dụng các kênh như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, email hay các kênh điện tử khác để kết nối với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Bản chất của Digital Marketing
Số hóa các hình thức quảng cáo truyền thống.
TVC trở thành các quảng cáo trên Youtube.
Quảng cáo trên báo chí giờ thành các banner quảng cáo trên các trang báo mạng.
Radio được số hóa để trở thành Podcast.
Khiến quảng cáo trở nên có tính tương tác với khách hàng.
Trước đây khi xem quảng cáo trên tivi hay trên báo giấy, khách hàng chỉ có thể đọc, xem và tiếp nhận thông tin một chiều. Ngày nay khách hàng có thể chia sẽ, bình luận, hỏi đáp với nhãn hàng.
Digital Marketing mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả loại hình doanh nghiệp quảng bá thương hiệu trên môi trường online. Không chỉ công ty lớn mà các công ty vừa và nhỏ đều có thể áp dụng Digital Marketing cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tiết kiệm chi phí marketing cho doanh nghiệp.
Với hình thức Marketing truyền thống, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá sản phẩm đến khách hàng như: phát tờ rơi, đặt banner, biển bảng,… mà hiệu quả lại tương đối thấp. Ngược lại nếu áp dụng hình thức Digital Marketing đúng cách thì các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình trực tuyến với số lượng tiếp cận khách hàng mục tiêu vô cùng lớn.
Đo lường hiệu quả Marketing
Digital Marketing giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả nội dung và thu thập số liệu chuyển đổi. Số liệu phản ánh đúng hiệu quả của một chiến dịch Marketing. Những số liệu thu được từ hoạt động Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả Marketing và đưa ra những quyết định tiếp theo cho doanh nghiệp.
Cung cấp số liệu Real-time
Kết quả số liệu từ hoạt động Digital Marketing là tức thì tại thời gian thực thông qua các nền tảng và công cụ đo lường. Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng tối ưu chiến dịch của mình ngay tại thời điểm cần thiết.
Tối ưu kết quả kinh doanh
Sử dụng các công cụ Digital Marketing giúp doanh nghiệp tối ưu chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành người mua hàng. Với việc nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, tối ưu chuyển đổi và mang lại doanh thu .
Tạo niềm tin và xây dựng hình ảnh thương hiệu
Một nhãn hàng thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội và thường xuyên cập nhật Website của mình sẽ dành được niềm tin và sự lựa chọn của khách hàng hơn là một nhãn hàng không thể tìm thấy tên trên Facebook. Việc khách hàng nhận định như thế nào về hình ảnh doanh nghiệp sẽ phụ thuộc phần nhiều vào hình ảnh thương hiệu mà các doanh nghiệp xây dựng trên các kênh online.
Quy trình hoạch định chiến lược Digital Marketing tổng thế
Quy trình hoạch định một chiến lược Digital Marketing gồm 6 bước: nghiên cứu thị trường, xác định chân dung khách hàng, xác định mục tiêu, xác định KPIs, kiểm định Digital Audit, và trình bày chiến lược.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường (Market Reasearch)
Cần nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu và định vị giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trước khi thâm nhập thị trường chúng ta cần nghiên cứu môi trường kinh doanh. Để nghiên cứu môi trường kinh doanh chúng ta sử dụng mô hình 3C chính là 3 yếu tố cốt lõi định hình nên môi trường kinh doanh đó là Customer (khách hàng) - Competitors (đối thủ) - Company (công ty).
Nghiên cứu khách hàng cần quan tâm những yếu tố sau:
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Họ có những nỗi đau hay vấn đề gì cần giải quyết?
Bạn có thể thỏa mãn họ bằng sản phẩm hay dịch vụ nào?
Đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu?
Họ có lối sống, thói quen, hành vi tiêu dùng như thế nào?
Các đặc điểm về nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính, thành phần gia đình, mối quan hệ, nghề nghiệp, mức thu nhập ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần nghiên cứu những điều sau:
Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ có những dòng sản phẩm nào?
Phân khúc khách hàng mục tiêu của họ hướng đến là phân khúc nào?
Lợi thế cạnh tranh của họ là gì?
Điểm mạnh, điểm yếu của họ?
Các chiến lược kinh doanh và Marketing của họ như thế nào?
Họ truyền thông qua những kênh nào và cách tiếp cận ra sao?
Nghiên cứu công ty. Để phân tích công ty của mình bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức của mình trên thị trường
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng (Buyer Persona)
Xây dựng chân dung khách hàng để biết được đâu là khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ mà chúng ta cần nhắm vào.
Những yếu tố cần quan tâm khi xác định chân dung khách hàng đó là:
Demographic: Tuổi tác, giới tính, vùng miền, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
Psychographic: Quan điểm, niềm tin, giá trị sống, thái độ và sở thích.
Behavior: hành vi, thói quen sống, tần suất những hành vi đó diễn ra.
Needs: nhu cầu.
Obstacles: Trở ngịa, khó khăn, “nỗi đau” mà khách hàng muốn vượt qua.
Motivates: động lực thúc đẩy mua hàng.
Bước 3: Xác định mục tiêu Marketing (Goals)
Các mục tiêu Digital Marketing:
Awareness: Tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng traffic để khách hàng biết đến và ghi nhớ nhãn hàng.
Engagement: Gia tăng trải nghiệm, gia tăng tương tác và điểm chạm với khách hàng để tạo sự thích thú và tin tưởng.
Acquisition: Thúc đẩy hành động (Lead Generation). Khuyến khích khách hàng hành động như để lại thông tin, đặt mua hàng, hay đăng ký tư vấn,…
Loyalty: Tương tác, nuôi dững và phát triển mối quan hệ dài hạn với khách hàng
Bước 4: Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPIs)
Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả để trong quá trình thực thi chúng ta sẽ đo lường và đánh giá các chỉ số này để tối ưu chiến dịch. Bao gồm các chỉ số sau:
Impression (chỉ số hiển thị): chỉ số này chỉ ra tần suất mà nội dung quảng cáo của bạn đã hiển thị.
CPM (Cost Per Thousand): chỉ số trên 1000 lượt hiển thị.
CTR (Click Through Rate): chỉ số đo lường độ hiệu quả của chiến dich quảng cáo và chất lượng nội dung Landing Page.
CPC (Cost Per Click): số tiền bạn phải trả cho một lần nhấp vào quảng cáo.
CR (Conversion Rate): tỉ lệ chuyển đổi cho thấy khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.
CPA (Cost Per Action): số tiền phải chi trả cho một hành động như mua hàng, điền vào form đăng ký,…
RR (Run Rate): chỉ số cho biết tốc độ hoàn thành mục tiêu so với kế hoạch ban đầu.
Bước 5: Kiểm định kỹ thuật số (Digital Audit)
Kiểm định kỹ thuật số là kiểm tra các hoạt động của các kênh Marketing hiện tại và đánh giá mức độ hiệu quả của chúng đối với mục tiêu Marketing. Khi thực hiện Digital Audit cần quan tâm đến những khía cạnh sau:
SEO: thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Các yếu tố cần chú trọng khi đánh giá SEO đó là từ khóa, backlink, mã nguồn,…
Content Marketing: nội dung hiệu quả là nội dung đảm bảo các yếu tố: có chiến lược rõ ràng, đánh đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu và hình thức thể hiện hấp dẫn.
Social Media: các công việc liên quan đế Social Media bao gồm: quản trị fanpage, thống kê tương tác, tỉ lệ gắn kết, đánh giá người dùng,…
Quảng cáo trả phí: các chiến dịch quảng cáo trả tiền trên Internet hay tỉ lệ chuyển đổi đều là những yếu tố quan trọng mà người làm Digital Marketing cần quan tâm tới.
Bước 6 Trình bày chiến lược Digital Marketing
Cách trình bày một chiến lược Digital Marketing đơn giản và trực quan nhất đó là sử dụng mô hình Lean Canvas Model. Mô hình Lean Canvas bao gồm những ô thông tin như hình bên dưới, nhiệm vụ của bạn là điền đầy đủ những thông tin bạn đã nghiên cứu được. Nửa bên trái là những thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, nửa bên phải là những thông tin về thị trường và khách hàng. Thông tin chi tiết của từng ô như sau:
Problem: là vấn đề, nỗi đau của khách hàng. Hãy liệt kê 1-3 nỗi đau của khách hàng mà chưa được giải quyết.
Customer Segments: đây là phân khúc khách hàng. Hãy điền vào đây chân dung khách hàng mà bạn đã xác định được.
Solution: hãy điền 1-3 giải pháp mà sản phâm dịch vụ của bạn có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng.
Chanels: hãy điền vào đây các kênh mà bạn sẽ sử dụng để tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình. Nên ưu tiên những kênh mà khách hàng dành nhiều thời gian ở trên đó nhất.
Revenue Streams: nghĩa là dòng doanh thu. Doanh thu của bạn có thể đến từ những nguồn nào?
Cost Structure: nghĩa là cơ cấu chi phí. Xác định những chi phí mà bạn cần bỏ ra cho hoạt động Digital Marketing như: chi phí nhân sự, chi phí sản xuất content, chi phí paid marketing,…
Key Metrics: hãy điền những chỉ số đánh giá hiệu quả KPIs, các chỉ số như: impressions, open rates,…
Unfair Advantage: đây là những lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khó sao chép.
Kết luận
Như vậy chúng mình vừa chia sẽ với các bạn các kiến thức cơ bản về Digital Marketing.
Truy cập Blog Marketing của Gitiho để đọc thêm những bài viết thú vị khác nhé. Gitiho cảm ơn bạn đọc!
@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông