Đòn bẩy kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Công cụ này giúp tăng cường khả năng đầu tư, lợi nhuận, giá trị cổ phiếu cũng như sức cạnh tranh.
Tuy nhiên nếu sử dụng đòn bẩy kinh doanh không đúng cách có thể mang lại một số rủi ro liên quan tới tài chính. Vậy làm thế nào để phát huy tối đã tính hữu dụng của đòn bẩy kinh doanh. Mời bạn cùng Gitiho tìm hiểu ngay sau đây.
Đòn bẩy kinh doanh (Leverage) được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, thể hiện mối quan hệ giữa các nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuật ngữ này mô tả việc sử dụng tiền vay để tăng lợi nhuận.
Cụ thể đòn bẩy kinh doanh thường tính bằng tỷ lệ giữa số tiền vay (hoặc từ nguồn tài chính khác) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty vay được 10 triệu đô la và có vốn chủ sở hữu là 20 triệu đô la thì tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp đó sẽ là 0,5 (10/20).
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận mà không cần tới các nguồn tài chính nội bộ. Tuy nhiên nếu khai thác không hợp lý đòn bẩy cũng dễ gây ra một số rủi ro. Theo đó, quá lạm dụng đòn bẩy sẽ dẫn tới tình trạng nợ nần, không đủ khả năng trả nợ. Vì thế, nhà quản trị cần cân nhắc và có kế hoạch để đảm bảo tính bền vững của tổ chức.
Hiện nay có 3 loại đòn bẩy kinh doanh chính: Đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tổng hợp. Mỗi loại đòn bẩy sẽ có cách tính và ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể:
Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) thể hiện mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi, việc sản xuất và bán hàng có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Dựa vào hệ số đòn bẩy này nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Thông qua đó sẽ trực tiếp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, chỉ số này còn giúp doanh nghiệp xác định những rủi ro có thể xảy ra khi sản phẩm không tiêu thụ được.
Công thức tính đòn bẩy hoạt động như sau:
Trong đó:
Công thức đòn bẩy có thể áp dụng ở nhiều thời điểm và khác nhau về biến số. Loại đòn bẩy này thường dùng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất hàng loạt với chi phí cố định cao.
Ví dụ:
Doanh nghiệp của bạn có mức doanh số 70.000 sản phẩm. Trong đó chi phí cố định là 200 triệu, chi phí biến đổi khoảng 25 nghìn/sản phẩm, được bán gia với giá 60 nghìn/sản phẩm.
Vậy DOLs = 70000 x (60000 – 25000)/70000 x (60000 – 25000) – 200000000 = 1,08%
Có nghĩa khi doanh thu thay đổi 1% sẽ tương ứng sự thay đổi của EBIT là 1,08% kể cả tăng thêm hay giảm đi.
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) thể hiện mối quan hệ giữa tổng số tiền vay của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Loại hình đòn bẩy này cho phép công ty tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng tiền vay để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh như: Mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc, mua sắm tài sản….
Trong kinh doanh, đòn bẩy tài chính đóng vai trò là công cụ hữu hiệu giúp khuếch đại tỷ suất lợi nhuận. Độ lớn của đòn bẩy tài chính tỷ lệ thuận với hệ số nợ của doanh nghiệp. Vì thế chỉ cần một chút thay đổi trong lãi vay và lợi nhuận trước thuế sẽ dẫn tới thay đổi trong tỷ lệ lợi nhuận sau thuế.
Hệ số đòn bẩy tài chính thường được tính toán theo công thức dưới đây:
Trong đó:
Thực tế, đòn bẩy tài chính có thể khiến doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro tài chính. Nếu công ty không lên kế hoạch sử dụng hợp lý, đòn bẩy này dễ trở thành mối dọa kìm hãm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tổng hợp (Degree of Combined Leverage) mô tả mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận, khi sử dụng đòn bẩy tổng hợp, nhà quản trị cần dùng cả đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động.
Công thức tính tỷ lệ đòn bẩy tổng hợp như sau:
Trong đó:
Ví dụ minh họa:
Một nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng (cụ thể: Nồi cơm điện) có các chỉ tiêu năm 2022 như sau (đơn vị tính: Nghìn đồng)
Nếu xác định độ lớn đòn bẩy tổng hợp tính trên mức sản lượng 15.000 chiếc, ta có:
Tỷ lệ đòn bẩy tổng hợp như sau:
DCL = 15.000 x (120.000 – 80.000) / ((15.000 x (120.000 – 80.000) – 8.000.000 – 12.000.000) = 1,03
Như vậy khi doanh thu tăng hoặc giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng/giảm tỷ lệ thuận một lượng bằng khoảng 1,03%.
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh đúng cách có thể giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng điều này cũng khiến gây ra rủi ro. Dưới đây là một số cách dùng đòn bẩy trong kinh doanh hiệu quả:
Như vậy, sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên chủ doanh nghiệp cần quản lý rủi ro, xác định rõ nguồn tài chính, chi phí để đảm bảo đạt hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đòn bẩy kinh doanh đối với doanh nghiệp. Gitiho tin chắc khi đã hiểu rõ bản chất bạn sẽ dễ dàng ứng dụng đúng mục đích.
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!