Footage là gì? Những điều bạn cần biết để tạo nên footage đẹp như mơ

Nội dung được viết bởi G-Multimedia

Nếu như bạn đang bắt đầu tìm hiểu về làm phim, chắc hẳn bạn đã bắt gặp đâu đó thuật ngữ footage. Vậy footage là gì? Làm thế nào để tạo ra các footage đẹp như trong các bộ phim điện ảnh bom tấn? Hãy cùng G-Multimedia đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Đăng ký Khóa học Trọn bộ quay dựng video cho người mới bắt đầu

Footage là gì?

Trong quay dựng video và làm phim, footage là thuật ngữ chỉ các cảnh quay. Footage bao gồm cả các cảnh quay thô (chưa chỉnh sửa) và các cảnh quay đã chỉnh sửa được sử dụng để tạo nên một video hoàn chỉnh. Ví dụ, bạn quay một video bằng điện thoại, sau đó ghép với các thước phim khác trong Premiere, thì video bạn đã quay có thể được gọi là footage, và các thước phim khác trong dự án của bạn trên Premiere cũng được coi là các footage.

footagelagi1

Như vậy, bạn có thể hiểu footage như một nội dung video, ảnh, hình minh họa, animation,… mà bạn sẽ dùng cho video của mình.

Xem thêm: Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?

Các loại footage

Đến đây, bạn đã hiểu được footage là gì rồi đúng không? Vậy nhưng bạn có biết rằng footage được phân tách thành nhiều loại khác nhau không? Hãy cùng mình tìm hiểu về các loại footage và đặc điểm riêng của từng loại ngay dưới đây nhé.

A-Roll

A-Roll là các cảnh quay chính của một video, ví dụ như một cuộc phỏng vấn trong một talkshow hay một bản tin ngắn trong một chương trình tin tức. Về cơ bản, A-Roll chính là ‘người kể chuyện’ trong video của bạn, người nói lên nội dung chính của toàn bộ video, và cũng là người xuất hiện nhiều nhất trong video.

Ví dụ điển hình của A-Roll footage là hình ảnh bạn thường thấy trong các bản tin thời sự như dưới đây.

footagelagi2

Chỉ với một mình A-Roll, bạn đã có thể kể trọn vẹn câu chuyện của mình trong video. Tuy nhiên, một video với 100% footage là A-Roll chắc chắn sẽ khiến người xem cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi. Chính vì vậy, đi kèm với A-Roll, bạn cần phải có B-Roll.

B-Roll

B-Roll là các cảnh quay bổ trợ cho A-Roll trong việc thể hiện câu chuyện chủ đề của video. Nếu như A-Roll là ‘người kể chuyện’, thì B-Roll có thể được coi như các hình ảnh minh họa cho câu chuyện đó. Ví dụ, một phóng viên trong footage A-Roll đang nói về câu chuyện bất động sản, sau đó bạn thấy trên màn hình chuyển đến cảnh quay các căn nhà trong một khu đô thị. Cảnh quay này chính là B-Roll. Việc sử dụng B-Roll trong video sẽ giúp câu chuyện được kể trở nên trực quan, thú vị và hấp dẫn hơn đối với người xem.

footagelagi3

Ngoài ra, các footage B-Roll cũng được sử dụng để chuyển cảnh trong video. Các cảnh quay này sẽ đóng vai trò kết nối 2 phần của một footage A-Roll, hoặc thay thế một vài cảnh quay mà bạn không muốn giữ lại trong footage A-Roll. Thông thường, âm thanh của A-Roll vẫn sẽ được giữ lại và chèn trực tiếp lên trên footage B-Roll, do đó, việc cắt ghép A-Roll và B-Roll không có quá nhiều khó khăn đối với các biên tập viên.

RAW Footage

RAW footage là các cảnh quay thô, chưa qua chỉnh sửa. Được tạo ra từ máy quay phim, RAW footage giữ được trọn vẹn những khoảnh khắc chân thật nhất qua ống kính, cùng với màu sắc và ánh sáng thực tế trong lúc ghi hình. Hầu hết các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim đều sử dụng RAW footage nhờ vào chất lượng hình ảnh sắc nét mà chỉ có các loại máy quay phim cảm biến mới có thể sản xuất ra.

footagelagi4

Trên thực tế, làm việc với RAW footage có thể khiến bạn tiêu tốn kha khá tiền bạc. Lý do là vì bạn sẽ cần đến không chỉ một máy quay phim xịn, mà còn cả các phần mềm chỉnh sửa video cân được các file RAW footage nặng đến hàng chục Gb, cũng như các thiết bị lưu trữ và công cụ backup. Tuy nhiên, đổi lại thì bạn có thể render ra các video đỉnh cao với chất lượng miễn chê.

Các bí kíp tạo nên footage đẹp cho người mới bắt đầu

Có thể bạn đang tự hỏi: Làm thế nào để tạo nên các footage đẹp như các bộ phim bom tấn? Câu trả lời có lẽ sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với kỳ vọng của bạn. Không quá khó để bạn quay được các footage chất lượng, hãy để mình giúp bạn ghi lại một số điểm cần để cho ra đời một footage ưng ý nhé.

Thiết bị quay

Khâu chuẩn bị là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình làm phim. Chính vì vậy, hãy đảm bảo mình đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị quay để có thể sẵn sàng ghi hình các cảnh quay mượt mà nhất.

Máy quay phim

Chất lượng hình ảnh footage của bạn tốt hay tệ, phần lớn sẽ phụ thuộc vào máy quay phim bạn sử dụng. Khi lựa chọn máy quay phim, bên cạnh yếu tố giá cả, bạn sẽ cần chú trọng đến các chế độ chống rung, chống nước và cả thời lượng pin. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng footage của bạn, do đó hãy cân nhắc thật kỹ nhé.

footagelagi5

Lens máy quay phim

Đi kèm với một thân máy chất lượng chắc chắn là một ống kính xịn. Để đảm bảo chất lượng hình ảnh ổn định, bạn nên chọn các loại prime lens với tiêu cự cố định và khẩu độ tối đa trong khoảng f2.8 đến f1.2. Điểm mạnh của prime lens là khả năng xóa phông tuyệt vời và chất lượng hình ảnh sắc nét ngay cả khi thiếu sáng.

footagelagi6

Thiết bị hỗ trợ ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quyết định để cho ra đời một footage đẹp. Lựa chọn lý tưởng nhất là ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn được địa điểm và thời điểm quay thích hợp để tận dụng nguồn ánh sáng này. Do đó, bạn sẽ cần đến các thiết bị hỗ trợ ánh sáng. Hãy chuẩn bị sẵn các thiết bị này trong trường hợp cần thiết bạn nhé.

footagelagi7

Storyboard

Để quá trình quay diễn ra trơn tru và mượt mà, storyboard là công cụ bạn nên chuẩn bị. Mặc dù không phải video nào cũng sẽ cần storyboard, nhưng bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn sắp xếp và trực quan hóa câu chuyện của mình trên giấy. Như vậy, không chỉ bạn mà tất cả mọi người đều có thể hình dung được cảnh quay, nắm bắt được trình tự các cảnh quay và quản lý tiến độ quá trình quay footage.

footagelagi8

Kỹ thuật quay

Vậy là đã xong khâu chuẩn bị! Tiếp theo là một số lời khuyên về kỹ thuật quay để bạn có thể yên tâm về chất lượng footage của mình.

Quay RAW footage

Như đã nói ở trên, RAW footage sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét và chân thật nhất. Với các RAW footage chất lượng cao, bạn có thể chỉnh màu sắc và thêm hiệu ứng để tạo ra các thước phim hoàn hảo nhất. Có thể nói, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho mọi footage. Tuy nhiên, nếu như bạn còn e ngại về vấn đề chi phí và thiết bị, bạn không nhất thiết phải quay RAW footage. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể hướng đến chất lượng footage ở mức vừa đủ.

Hạn chế zoom

Việc zoom hình khi quay footage có thể khiến chất lượng hình ảnh bị giảm đi đáng kể, do đó, lời khuyên của mình là không nên lạm dụng kỹ thuật này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kỹ thuật dolly - di chuyển máy quay tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau. Như vậy, cảnh quay của bạn sẽ trở nên mượt mà và giữ nguyên được chất lượng hình ảnh.

footagelagi9
Kỹ thuật Dolly sử dụng một đường ray để nhà làm phim di chuyển máy quay đến vị trí cần thiết thay vì zoom

Quay phim ở 24 fps

Dựa vào tiêu chuẩn quay phim hiện nay, bạn nên quay phim ở 24 fps để có được các footage chân thật nhất. Lý do là vì chế độ này sẽ cho ra đời các cảnh quay giống như chúng ta đang nhìn bằng mắt thường.

Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải quay phim ở 24 fps, mà thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt giữa các chế độ 24 fps, 30 fps hoặc 60 fps tùy vào hình dung cụ thể của bạn về footage.

footagelagi10

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về footage và các mẹo tạo nên một footage đẹp như trong phim bom tấn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp các câu hỏi cơ bản xoay quanh footage như “Footage là gì?”, “Có các loại footage nào?”,… cũng như nắm rõ được một vài khái niệm về footage thường được sử dụng trong phim ảnh.

Để học cách quay dựng video chuyên nghiệp, bạn hãy tham gia khóa học Trọn bộ quay dựng video cho người mới bắt đầu tại đây nhé! Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tư duy nền tảng về quay dựng và các kỹ thuật sử dụng phần mềm cơ bản để có thể tự mình tạo nên các video hoàn chỉnh. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững vàng để nâng cao kỹ năng quay dựng video của mình.

G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông