Giá trị cốt lõi giống như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong hành trình phát triển. Yếu tố này được các nhà quản trị vô cùng quan tâm, đề cao.
Vậy giá trị cốt lõi đóng vai trò như thế nào cho công ty, tổ chức? Để xác định giá trị cốt lõi cần dựa vào những nguyên tắc gì? Mời bạn cùng Gitiho tìm hiểu chuyên sâu hơn qua bài viết sau đây.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là hệ thống những giá trị về tư tưởng, triết lý, nguyên tắc mà tổ chức đề cao, tuân thủ. Nó thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp, phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu doanh nghiệp theo đuổi.
Mỗi công ty sẽ có những giá trị cốt lõi khác nhau. Chẳng hạn tại Amazon, CEO Jeff Bezos đã nói rằng: “Giá trị cốt lõi của Amazon là khách hàng, không phải sản phẩm hoặc dịch vụ”. Ông cho rằng nếu họ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất thì sản phẩm, dịch vụ sẽ tự động tốt hơn.
Trong khi đó với Microsoft, giá trị cốt lõi của hãng này lại là sự đổi mới. Theo Satya Nadella – CEO Microsoft: “Sự đổi mới không chỉ đơn thuần tạo ra các sản phẩm mới, quan trọng hơn hết đó còn là cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và giải quyết vấn đề của họ”.
Thực tế, giá trị cốt lõi không bị thay đổi theo biến động thị trường. Nếu trong quá trình kinh doanh, các công ty gặp sự cố phải thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh nhưng giá trị cốt lõi vẫn được giữ nguyên.
Xem thêm: 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp
Giá trị cốt lõi là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Các công ty có giá trị cốt lõi rõ ràng có khả năng tăng lợi nhuận, thu hút và giữ chân nhân viên, khách hàng. Hơn nữa đây còn là nền tảng tạo ra môi trường làm việc tích cực, xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường.
Để nhận thức cụ thể hơn về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi, bạn đừng bỏ qua phần nội dung sau:
Theo khảo sát của Deloitte: “82% nhân viên được hỏi cho rằng giá trị cốt lõi giúp họ hiểu rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Từ đó họ dễ dàng đưa ra quyết định tốt hơn”. Thực tế, thông qua giá trị cốt lõi của công ty, nhân sự sẽ nắm bắt được tinh thần xuyên suốt. Đó cũng là cách các tổ chức chỉ ra đường hướng cho mọi hoạt động.
Vì thế người lao động biết quyết định nào mới thực sự đúng đắn để đạt mục tiêu. Chưa hết, giá trị cốt lõi còn giá nền tảng vững chắc nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho nhân sự. Họ tự tin với chính điều mình đưa ra và sẵn sàng dồn hết công sức, tâm huyết thực hiện.
Thực tế, doanh nghiệp xây dựng giá trị cốt lõi rõ ràng sẽ tạo nên sợi dây liên kết giữa các thành viên. Điều đó giúp cải thiện khả năng tương tác và mức độ làm việc, hạn chế tối đa mâu thuẫn trong môi trường làm việc.
Khảo sát của Gallup đã khẳng định tính đúng đắn của lợi ích này. Theo đó: “Các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng, được thực hiện một cách hiệu quả có tỷ lệ nhân viên giao tiếp hiệu quả hơn 50% so với các doanh nghiệp không có giá trị cốt lõi”.
Khi cùng chung một hệ giá trị, tư tưởng, các thành viên trong cùng tổ chức sẽ có nhiều điều chia sẻ với nhau. Vì thế khoảng cách giữa người cũ – mới, bộ phận này – bộ phận kia được rút ngắn hơn bao giờ hết.
Hình thành giá trị nền tảng còn thúc đẩy sự tương tác, kích thích động lực cho mọi cá nhân. Khảo sát được công bố bởi Gallup cho rằng: “Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng, được thực hiện hiệu quả có tỷ lệ hài lòng công việc cao hơn 27% so với doanh nghiệp không có giá trị nòng cốt.
Khi tuyển dụng nhân sự, lãnh đạo nên giải thích cụ thể về lý do lựa chọn hệ giá trị hạt nhân của doanh nghiệp như vậy. Thông qua đó nhân viên sẽ hiểu hơn về mục tiêu chung. Vì thế họ sẽ tìm cách phát huy tối đa năng lực, sẵn sàng cống hiến để đạt được. Như thông tin từ Deloitte: “82% nhân viên được hỏi cho rằng giá trị cốt lõi giúp họ hiểu chính xác mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp”.
Giá trị cốt lõi doanh nghiệp xây dựng không chỉ là kim chỉ nam cho nhân viên làm việc theo đúng hướng. Thông qua đây khách hàng còn hiểu được bản sắc thương hiệu và dễ dàng nhận diện. Đó là cách tạo điểm nhấn để người tiêu dùng nhớ đến bạn nhiều hơn. Chưa kể họ còn cảm thấy yên tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị nòng cốt rõ ràng.
Theo khảo sát của Interbrand: “Các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi cụ thể và được thực hiện một cách hiệu quả có khả năng tăng giá trị thương hiệu lên tới 120% so với doanh nghiệp khác.” Cũng như báo cáo của Edelman: “Giá trị cốt lõi tạo ra một thông điệp thương hiệu đồng nhất, sâu sắc hơn, giúp khách hàng dễ nhận diện và nhớ đến thương hiệu”.
Như vậy, xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp góp phần quan trọng để thương hiệu vươn xa hơn. Đây không chỉ là “dấu ấn” bạn tạo trên thị trường mà còn là lợi thế để doanh nghiệp tăng thêm sức cạnh tranh.
Một vai trò to lớn giá trị nòng cốt mang đến cho doanh nghiệp chính là thu hút nhân tài. Theo khảo sát của Corporate Leadership Council: “Các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng và được thực hiện một cách hiệu quả có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 50% so với các doanh nghiệp không có giá trị cốt lõi rõ ràng.”
Các ứng viên giỏi thường tìm kiếm những doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng, phù hợp với giá trị cá nhân của họ. Họ muốn làm việc cho một doanh nghiệp có mục tiêu cụ thể và đóng góp cho xã hội. Nếu công ty xây dựng hệ giá trị cốt lõi mạnh mẽ, đủ hấp dẫn, nhân tài sẽ cảm thấy họ có thể đóng góp và phát triển tại đó.
Ngoài ra, giá trị cốt lõi cũng giúp doanh nghiệp thu hút người tài bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp. Người lao động có năng lực muốn làm việc trong một môi trường có giá trị cốt lõi rõ ràng, được quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên. Doanh nghiệp có giá trị cốt lõi tốt cũng thường có chế độ phúc lợi và tiêu chuẩn đạo đức cao, giúp thu hút và giữ chân nhân tài.
Việc xác định, thể hiện giá trị nòng cốt của doanh nghiệp sẽ tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy, hấp dẫn khách hàng. Trước hết điều này giúp khẳng định các điểm độc đáo, có giá trị đối với người tiêu dùng. Họ dễ dàng tin tưởng, lựa chọn những công ty cung cấp sở hữu hệ giá trị tương đồng.
Chưa kể, doanh nghiệp có giá trị cốt lõi xuyên suốt luôn tạo ra môi trường kinh doanh tích cực. Các sản phẩm, dịch vụ cũng hướng đến người dùng và cộng đồng. Vì thế khách hàng, đối tác sẽ mong muốn được làm việc, hợp tác lâu dài.
Như khảo sát Accenture đã thực hiện: “73% khách hàng cho rằng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong quyết định của họ khi mua sản phẩm, dịch vụ”. Bởi vậy xác định, phát triển giá trị nòng cốt không chỉ giúp doanh nghiệp tiến về phía trước mà còn là nền tảng cho sức bật về doanh số.
Để tiếp thị, truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng, những người làm Marketing cần hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Sự thống nhất trong hệ giá trị từ nội bộ và bên ngoài sẽ giúp công ty trở nên tin cậy hơn.
Không những vậy, dựa vào đó chúng ta còn dễ dàng cung cấp thông tin đến đúng đối tượng. Theo khảo sát của Deloitte: “94% các nhà lãnh đạo cho rằng giá trị cốt lõi là quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Những công ty có giá trị cốt lõi rõ ràng cũng thường có một tầm nhìn rõ ràng và một chiến lược phát triển dài hạn.”
Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có định hướng, mục tiêu phát triển riêng trong từng thời kỳ. Nhưng dù theo đuổi điều gì đi chăng nữa bạn cũng cần bám sát vào giá trị cốt lõi đã xây dựng trước đó. Dưới đây là 4 nguyên tắc “vàng” để xác định giá trị nòng cốt cho công ty.
Mục đích hình thành chính là lý do tồn tại của một doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị cốt lõi lại đóng vai trò kim chỉ nam cho phương hướng hoạt động. Đây còn thể hiện khát vọng, mong muốn nhà sáng lập muốn mang tới thị trường.
Ví dụ: Mục tiêu, tầm nhìn của Apple là trở thành công ty công nghệ hàng đầu, tiên phong trong đổi mới sản phẩm, đưa công nghệ đến gần hơn với con người thông qua khẩu hiệu “Think Different”.
Vì thế, giá trị cốt lõi xuyên suốt của Apple xoay quanh sự đổi mới và thiết kế. Đồng thời hãng cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao cấp cho khách hàng. Giá trị cốt lõi ấy thể hiện qua các sản phẩm như iPhone, MacBook cùng các hoạt động vì cộng đồng.
Mỗi doanh nghiệp trên thị trường là một bản thể riêng biệt. Không một tổ chức nào có cùng văn hóa, hệ tư tưởng, bộ quy tắc ứng xử. Cách thức hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh cũng vì vậy mà khác nhau. Bởi lẽ đó, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ là độc bản, riêng biệt.
Khi xây dựng bộ giá trị cốt lõi cho công ty mình, tham khảo các tập đoàn lớn đi tiên phong là điều nên làm. Nhưng không nên sao chép vì mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng.
Ví dụ điển hình phải kể tới Red Bull. Cũng là thương hiệu về đồ uống nhưng hãng đã tạo dựng cho mình một hệ giá trị cốt lõi dựa trên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Red Bull tập trung vào các sản phẩm, sự kiện liên quan đến thể thao mạo hiểm.
Hãng đã tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo. Đặc biệt các dòng sản phẩm của Red Bull cũng mang một dấu ấn riêng, hương vị đặc trưng. Vì thế chỉ cần nhắc tới nước tăng lực, người ta sẽ nghĩ ngay tới Red Bull chứ không phải một cái tên nào khác.
Giá trị cốt lõi sẽ duy trì xuyên suốt quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên nguyên tắc căn bản nhất khi xây dựng bộ giá trị cốt lõi chính là dễ nhớ, dễ hiểu. Sản phẩm, dịch vụ của công ty sẽ phục vụ một hoặc nhiều nhóm đối tượng cụ thể. Vậy nên những gì chúng ta mang tới cũng cần mang tính phổ thông chứ không phải hàn lâm, học thuật.
Hơn nữa, thông qua đó toàn thể cán bộ nhân viên doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm bắt và tuân thủ. Chẳng hạn Google luôn đề cao bộ giá trị như sau:
Chính bộ giá trị này đã giúp Google đạt được những mục tiêu đặt ra, trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Không chỉ vậy đây còn là nơi có môi trường làm việc trong mơ được nhiều nhân tài đầu quân.
Giá trị cốt lõi là một bộ khung giá trị, được xác định dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ giá trị cốt lõi có thể linh hoạt thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp bởi:
Nguyên tắc này đã được Netflix ứng dụng khá thành công. Theo đó, hãng đã thay đổi giá trị cốt lõi một cách linh hoạt trong quá trình phát triển của mình.
Chẳng hạn: Netflix chuyển từ "Convenience and Selection" đến "Delight Customers" (Tiện lợi và Lựa chọn" đến "Làm hài lòng khách hàng"). Khi Netflix tiếp cận với các nền tảng giải trí trực tuyến khác, họ đã thay đổi hệ giá trị của mình để tập trung hơn vào việc làm hài lòng khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào tiện lợi và lựa chọn.
Như vậy hiểu rõ giá trị cốt lõi là gì sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định sáng suốt. Đây là nền tảng để doanh nghiệp phát triển một cách vững mạnh trước thị trường đầy biến động.
Gitiho hy vọng với chia sẻ này bạn đã biết tầm quan trọng của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp. Nếu cần thêm thông tin hữu ích, bạn đừng quên cập nhật thêm các bài viết mới nhất của chúng tôi.