Nhắc đến hàm tính tổng trong Excel, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến hàm SUM. Vậy còn hàm tính tổng có điều kiện thì sao? Có thể bạn chưa bao giờ nghe đến hàm DSUM. Vậy thì ngày hôm nay, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về hàm DSUM.
Hàm DSUM trong Excel là hàm cộng tổng các giá trị số thỏa mãn một hoặc nhiều điều kiện bạn đã thiết lập. Về cơ bản, bạn có thể hiểu hàm DSUM là một hàm tính tổng có điều kiện.
Cú pháp của hàm DSUM được thiết kế với các tham số như sau:
=DSUM(database, field, criteria)
Trong đó:
Khi thiết lập công thức hàm DSUM làm hàm tính tổng có điều kiện trong Excel, bạn sẽ cần lưu ý một vài điểm dưới đây:
Nói lý thuyết như vậy là đủ rồi. Có lẽ bạn vẫn chưa thực sự hình dung được cách sử dụng hàm DSUM để tính tổng trong Excel đúng không nào? Vậy thì cùng mình tìm hiểu một vài ví dụ dưới đây nhé.
Trong phần này, chúng ta sẽ học cách sử dụng hàm DSUM để tính tổng trong Excel với các trường hợp khác nhau đi từ dễ đến khó. Để giúp bạn dễ hiểu hơn, mình sẽ sử dụng các ví dụ minh họa đối với từng cách dùng của hàm DSUM. Cùng tìm hiểu ngay thôi!
Giả sử mình có một bảng tổng hợp doanh thu của Gitiho trong tháng 02/2022 như trong hình dưới đây. Bên cạnh bảng tổng hợp, mình đã tạo một bảng phụ để tính tổng doanh thu đến từ mỗi khóa học khác nhau.
Yêu cầu 1: Tính tổng doanh thu
Với yêu cầu đầu tiên, chúng ta sẽ cần sử dụng hàm tính tổng có điều kiện để tính ra tổng doanh thu đến từ khóa học Tuyệt đỉnh Excel và sau đó điền vào ô H2. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, mình sẽ sử dụng công thức hàm DSUM như sau:
=DSUM(A1:E11,"Thành tiền",G1:G2)
Trong đó:
Đối với tham số field, thay vì nhập tiêu đề cột “Thành tiền”, mình cũng có thể nhập các giá trị khác như:
Công thức hàm tính tổng trong Excel DSUM như trên sẽ cho ra kết quả trong hình:
Như vậy, sau khi sử dụng hàm DSUM, mình đã tính ra được tổng doanh thu đến từ khóa học Tuyệt đỉnh Excel trong tháng 2 là 9.481.000 VNĐ.
Yêu cầu 2: Tính tổng doanh thu đến từ các khóa học đã bán với số lượng lớn hơn hoặc bằng 5.
Thay vì tính tổng doanh thu dựa trên tên khóa học, chúng ta hãy cùng thử một ví dụ khác với điều kiện là số lượng khóa học được bán ra. Yêu cầu lúc này là lọc riêng các khóa học bán được lớn hơn hoặc bằng 5 khóa và sau đó tính tổng trong Excel. Mình sẽ điều chỉnh dữ liệu về điều kiện tính tổng trong bảng phụ như hình dưới đây.
Hoàn toàn tương tự như ví dụ trên, chúng ta có thể thiết lập được công thức hàm DSUM như sau:
=DSUM(A1:E11,"Thành tiền",G1:G2)
Trong đó:
Cùng một công thức với hàm DSUM trong ví dụ 1, nhưng ở ví dụ này thì kết quả đã khác do chúng ta đã điều chỉnh điều kiện nhập trong phạm vi ô tính G1:G2.
Vậy là thêm một yêu cầu nữa được giải quyết nhanh gọn với hàm DSUM. Không có gì khó khăn phải không nào? Vậy thì hãy cùng mình thực hành ví dụ nâng cao hơn nhé.
Ở 2 ví dụ trên, chúng ta đều chỉ tính tổng trong Excel với 1 điều kiện duy nhất. Bây giờ thì hãy cùng mình tìm hiểu cách viết công thức hàm DSUM tính tổng nhiều điều kiện nhé.
Yêu cầu 3: Tính tổng doanh thu đến từ các khóa học Tuyệt đỉnh Excel và Tuyệt đỉnh VBA
Với yêu cầu này, chúng ta sẽ xác định 2 điều kiện là khóa học Tuyệt đỉnh Excel và khóa học Tuyệt đỉnh VBA. Sau khi đã xác định được các điều kiện, hãy sửa lại bảng phụ để khớp với dữ liệu cần tính.
Để tính tổng trong Excel đáp ứng các điều kiện trên, mình sẽ sử dụng hàm DSUM với công thức như sau:
=DSUM(A1:E11,"Thành tiền",G1:G3)
Trong đó:
Về cơ bản, công thức hàm DSUM này không có gì khác biệt nhiều so với công thức hàm tính tổng có điều kiện mình đã dùng trong các ví dụ trước. Điểm khác biệt duy nhất nằm tại tham số criteria. Như bạn có thể thấy, phạm vi ô tính chứa điều kiện đã được mở rộng thành G1:G3 vì số lượng điều kiện đã tăng lên trong ví dụ này.
Yêu cầu 4: Tính tổng doanh thu đến từ các khóa học Tuyệt đỉnh Excel và bán được nhiều hơn hoặc bằng 5 khóa
Với yêu cầu này, chúng ta có 2 điều kiện riêng biệt về khóa học và số lượng để tính tổng trong Excel bằng hàm DSUM. Do đó, chúng ta sẽ cần có 2 cột điều kiện trong bảng phụ như sau.
Công thức của hàm DSUM lúc này cũng sẽ khác đi một chút so với các ví dụ trước:
=DSUM(A1:E11,"Thành tiền",G1:G3)
Trong đó:
Như bạn thấy, điểm khác biệt duy nhất vẫn nằm ở tham số criteria. Vì phạm vi chứa điều kiện đã thay đổi, nên tham số criteria cũng phải thay đổi theo để đảm bảo kết quả hàm DSUM chính xác.
Ngoài hàm DSUM, Excel cũng có một hàm tính tổng nhiều điều kiện khác mang tên hàm SUMIFS. Để tìm hiểu về hàm này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm SUMIFS tính tổng nhiều điều kiện
Vậy là chúng ta đã hoàn thành bài học về hàm DSUM - hàm tính tổng có điều kiện trong Excel rồi. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn mở khóa thêm một hàm Excel hữu ích khác để giúp cho công việc của mình trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Đừng quên lưu lại bài viết đề phòng trường hợp quên cách dùng hàm DSUM bạn nhé.
Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!
Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!