Nếu là bạn một kế toán viên hay một nhân viên ngân hàng, hoặc đơn giản là bạn đang xem xét đầu tư vào một danh mục nào đó thì tính lãi suất là công việc cần thiết và thường gặp. Giờ đây, việc tính lãi suất theo chu kì của một khoản vay hoặc đầu tư nào đó đã trở nên đơn giản hơn nhờ ứng dụng hàm RATE để tính lãi suất trong Excel. Nắm chắc cách sử dụng hàm RATE sẽ giúp bạn tính toán nhanh và chính xác hơn đó. Hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng hàm RATE để tính lãi suất trong Excel cùng Gitiho nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết các hàm trong Excel chi tiết, dễ hiểu nhất
Hàm RATE có cấu trục như sau:
=RATE(nper, pmt, pv, [fv], [type])
Trong
đó:
Lưu ý:
Cho bảng dữ liệu về trả góp của khách hàng tại 1 siêu thị điện máy. Hãy tính lãi suất tháng và lãi suất năm năm mà từng khách hàng phải chịu khi mua trả góp tại siêu thị này.
Lưu ý: Vì pmt (Ứng với cột E3) là số tiền phải bỏ ra nên phải để dấu âm (-) đằng trước.
=RATE(F3*12,-E3, D3)
Kết quả trả về là 2%. Như vậy lãi suất theo tháng mà khách hàng Nguyễn Văn Mạnh phải chịu là 2%. Sao chép công thức để tính cho các khách hàng còn lại.
=G3*12
Ấn phím Enter. Kết quả trả về là 21,4%. Như vậy, lãi suất theo năm mà khách hàng Nguyễn Văn Mạnh phải chịu là 21,4%. Sao chép công thức để tính cho các khách hàng còn lại.
Chỉ với một hàm RATE đơn giản mà đã giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tính lãi suất trong Excel. Bạn hãy ghi nhớ công thức của hàm tính lãi suất trong Excel cùng Gitiho luôn nhé: =RATE(nper, pmt, pv, [fv], [type])
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ và vận dụng được cách sử dụng hàm RATE để tính lãi suất trong Excel. Bạn có thể tải về tài liệu mẫu ở phía dưới để dễ dàng theo dõi và thực hành hơn.
Ngay bây giờ hãy cùng luyện tập thêm với bộ bài tập Excel có đáp án của Gitiho để nằm lòng tin học văn phòng nhé!
Nhận tư vấn và đăng ký khóa học ở đây.
Bài viết tham khảo khác:
Hướng dẫn cách dùng hàm index trong Excel chi tiết nhất
Hướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong Excel
Hướng dẫn cách sắp xếp ngày trong Excel
Hướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao
Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện: AND, OR, hàm IF lồng nhau và hơn thế
Tài liệu kèm theo bài viết
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Excel Cơ Bản
0 Bình luận