Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng lương 3P trên Excel

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Cơ chế trả lương 3P đang được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Quen thuộc là thế tuy nhiên để đánh giá và xây dựng bảng lương 3P lại không phải điều đơn giản. Mỗi doanh nghiệp lại có tiêu chí đánh giá, cách tính riêng cũng như cơ cấu tổ chức khác nhau, nên việc tìm kiếm được mẫu bảng lương 3P là khá khó. Vì vậy, trong bài viết này, Gitiho sẽ giới thiệu tới bạn những kiến thức tổng quát về bảng lương 3P, cũng như hướng dẫn bạn cách lập dạng bảng lương 3P cơ bản, từ đó bạn có thể tùy chỉnh lại cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Cùng theo dõi nhé!

HCNS101 - Trọn bộ kỹ năng Hành chính nhân sự

Cấu trúc chung cho bảng lương 3P

Cơ chế lương 3P

Trước khi tìm hiểu làm thế nào để xây dựng cấu trúc cho bảng lương 3P, chúng ta cần phải hiểu cơ chế trả lương 3P là gì.

Trả lương 3P là cơ chế trả lương theo 3 mục: POSITION - PERSON - PERFORMANCE

  • Pay for Position: Trả lương theo vị trí
  • Pay for Person: Trả lương theo cá nhân
  • Pay for Perfomance: Trả lương theo hiệu quả, kết quả công việc

Mục tiêu của 3P là hướng tới đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường trong trả lương, qua đó đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân và tạo động lực cho người lao động..

Cấu trúc chung của bảng lương 3P

Bảng lương dù là  bảng lương 3P hay theo phương pháp nào thì cũng phải bao gồm đầy đủ các yếu tố như: Số tiền lương, các khoản phải trích theo lương (bảo hiểm, chi phí công đoàn..), tổng thu nhập, số tiền lương thực lĩnh. Vì vậy, chúng ta có bảng lương 3P mẫu theo cấu trúc như sau:

Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng lương 3P trên Excel

Trong đó:

  • Thông tin đơn vị: Tên bộ phận, phòng ban, công ty... Được đặt ở góc trên cùng bên trái của bảng lương 3P
  • Tên bảng lương: Bao gồm tên bảng lương và tháng tính lương
  • Phần Infor: Thông tin về nhân viên. Có thể bao gồm: Họ và tên, Mã nhân viên/Số hợp đồng lao động của nhân viên. Cần đảm bảo có cột Mã nhân viên/Số hợp đồng lao động của nhân viên để có thể phân biệt giữa các nhân viên có trùng tên với nhau. 
  • P1-P2-P3: Các tiêu chí đánh giá dùng để tính lương. Mỗi tiêu chí P1,P2,P3 có thể gồm nhiều nội dung chi tiết hơn, với mỗi phần chi tiết thì sẽ lập thêm cột mới để ghi
  • Tổng thu nhập: Tổng thu nhập = P1+P2+P3
  • Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm và kinh phí công đoàn. nên tách riêng 2 tiêu chí để không bị lẫn lộn và dễ đối chiếu
  • Thuế Thu nhập cá nhân: Căn cứ vào luật thuế Thu nhập cá nhân để tính và ghi nhận vào bảng lương 3P
  • Lương thực tĩnh: Số tiền lương mà công nhân viên được nhận sau khi đã tính các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân (Nếu có ứng lương trong tháng trước đó thì cần trừ thêm phần lương đã ứng)

Xem thêm: Để lập bảng lương trên Excel thường sử dụng những hàm nào?

3 tiêu chí đánh giá để tính lương trên bảng lương 3P

Position - Vị trí làm việc (P1)

Tiêu chí này được sở dụng để xác định vị trí làm việc, bộ phận, chức vụ của từng cá nhân. Việc xác định được vị trí làm việc của cá nhân sẽ cho chúng ta biết được nhưng thông tin quan trọng dùng để tính lương trên bảng lương 3P như: Mức lương cơ bản của bộ phận, phụ cấp vị trí làm việc...

Vị trí làm việc (bộ phận, chức vụ) được xác định rõ trong danh sách nhân viên. Khi tính lương trên bảng lương 3P, ta sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để tham chiếu các thông tin này.

Person - Năng lực cá nhân

Một số tiêu chí thường được sử dụng để tính lương dựa trên năng lực trên bảng lương 3P là:

  • Thời gian làm việc: Dựa trên bảng chấm công để theo dõi được số ngày làm việc việc, ngày nghỉ hoặc làm thêm giờ của từng cá nhân. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá trong tiêu chí này và cần được đối chiếu chính xác trong bảng chấm công. 
  • Phụ cấp cá nhân: Phụ cấp cá nhân  bao gồm một số nội dung như thâm niên, chuyên cần, bằng cấp... Việc thêm tiêu chí này vào để tính lương trên bảng lương 3P nhằm khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực cá nhân cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tổ chức
Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng lương 3P trên Excel

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên trên Excel

Performance - Hiệu quả công việc

Một số tiêu chí thường được dùng để đánh giá hiệu quả công việc trên bảng lương 3P là: 

  • KPIs: Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có quy định và các tính KPI riêng để đánh giá mức độ hoàn thành KPI của công nhân viên. Dựa trên việc đánh giá KPI có thể đưa ra được mức thưởng phạt tương ứng
  • Doanh số: tổng hợp từ báo cáo doanh thu của nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh lên bảng lương
  • Thưởng doanh số: Căn cứ vào mức đạt hoặc vượt doanh số để xác định các mức thưởng cho công nhân viên.
Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng lương 3P trên Excel


 

Tổng kết

Trong bài viết này, Gitiho đã giới thiệu cho các bạn tổng quát về cơ chế trả lương 3P cũng như cách xây dựng bảng lương 3P cơ bản. Bạn có thể tải mẫu bảng lương 3P ở cuối bài viết và dựa trên những hướng dẫn trong bài viết để tùy chỉnh lại cho phù hợp với doanh nghiệp và tổ chức của bạn.

Chúc bạn học tốt!

Tài liệu kèm theo bài viết

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông