Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng dành cho các nhiếp ảnh gia

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhất thiết phải học cách chỉnh độ phơi sáng trên máy ảnh. Bằng cách chỉnh độ phơi sáng đúng cách, bạn sẽ có thể chụp được những bức ảnh có độ sáng lý tưởng, ngay cả khi bạn ở môi trường tối hay sáng. 

Bài viết này sẽ giúp bạn biết khái niệm về độ phơi sáng, cũng như giúp bạn hiểu cách chụp ảnh phơi sáng với ba cài đặt máy ảnh quan trọng nhất: tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO. Cùng tìm hiểu ngay thôi!

Phơi sáng là gì?

Phơi sáng hay còn gọi là Exposure, là một trong những thuật ngữ nhiếp ảnh cơ bản nhất mà mọi nhiếp ảnh gia cần biết. Độ phơi sáng biểu thị lượng ánh sáng đi tới cảm biến của máy ảnh thông qua tốc độ mở của màn trập và khẩu độ khi bấm chụp.

Tức là khi bạn chụp ảnh, khẩu độ của máy ảnh sẽ mở và ánh sáng sẽ đi vào và kích hoạt phản hồi từ cảm biến để tạo dữ liệu ảnh chụp. Quá trình này có thể diễn ra trong một phần nhỏ của một giây hoặc cả giờ.

Có thể nói chỉnh độ phơi sáng phù hợp là là mấu chốt giúp ánh sáng của bức ảnh hài hòa hơn. Ảnh phơi sáng quá mức dẫn đến các điểm sáng bị chiếu sáng nhiều và làm cho hình ảnh bị mờ. 

Phơi sáng là gì?
Phơi sáng là gì?

Tìm hiểu thêm: Các thông số máy ảnh cơ bản: Tốc độ mở của màn trập và khẩu độ là gì?

Tam giác phơi sáng (EV)

Là một nhiếp ảnh gia, bạn có biết rằng không có cài đặt máy ảnh duy nhất để chỉnh độ phơi sáng. Thay vào đó, độ phơi sáng được tạo thành từ ba cài đặt thông số khác nhau được gọi là tam giác phơi sáng. Các cài đặt đó là tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO:

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập của máy ảnh mở để cho ánh sáng thu vào cảm biến. Khoảng thời gian này được đo bằng một phần nhỏ giây, có khi lên tới hàng giờ và sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng.

Tốc độ màn trập càng dài, cảm biến máy ảnh sẽ thu được càng nhiều ánh sáng và thời gian phơi sáng sẽ càng lâu. Mặt khác, tốc độ cửa trập càng ngắn thì ánh sáng đi vào cảm biến càng ít, do đó ảnh phơi sáng kém hơn.

Bởi vậy, nếu có ít ánh sáng hơn, bạn nên thiết lập tốc độ màn trập chậm. Một số nhiếp ảnh gia vào ban đêm sẽ để màn trập mở trong vài giây, đôi khi người chụp có thể giữ cửa trập mở trong vài phút, thậm chí là hàng giờ. 

Tốc độ màn trập ảnh hưởng đến độ phơi sáng như thế nào
Tốc độ màn trập ảnh hưởng đến độ phơi sáng như thế nào

Tốc độ màn trập nhanh phù hợp để ghi lại các hành động diễn ra liên tục. Nếu bạn đang chụp ảnh một người đang nói chuyện, bạn nên để tốc độ màn trập là 1/400 giây hoặc nhanh hơn.

Thậm trí khi chụp đối tượng nhịp độ di chuyển nhanh hơn nữa, chẳng hạn như thể thao, bạn nên sử dụng tốc độ màn trập khoảng 1/1000 giây để ghi lại khoảnh khắc chính xác đó.

Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở ống kính có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng được phép vào máy ảnh. Nó hoạt động giống như đồng tử trong mắt người, giãn ra để cho ánh sáng vào trong bóng tối và thu hẹp lại trong môi trường sáng. 

Tức là độ mở ống kính càng rộng thì cảm biến máy ảnh sẽ thu được càng nhiều ánh sáng, do đó làm tăng độ phơi sáng. Ngược lại, khẩu độ càng hẹp, hình ảnh sẽ càng kém sáng, do đó làm giảm độ phơi sáng.

Khẩu độ rộng và khẩu độ hẹp khác nhau như thế nào
Khẩu độ rộng và khẩu độ hẹp khác nhau như thế nào

Cài đặt khẩu độ còn được gọi là điểm dừng f. Số f càng thấp, khẩu độ càng rộng và ngược lại. Khẩu độ f/8 thì độ mở ống kính sẽ nhỏ hơn, trong khi khẩu độ f/2 sẽ mở rộng hơn nhiều và cho nhiều ánh sáng hơn.

Ví dụ, chụp ảnh đồ ăn có thể sử dụng khẩu độ rộng để tạo độ sâu trường ảnh nông, khi đó đối tượng được lấy nét nhưng hậu cảnh bị mờ. Độ sâu trường ảnh lớn hơn sẽ được sử dụng cho những ảnh chụp phong cảnh để mọi đối tượng trong tấm hình xuất hiện sắc nét.

Độ nhạy sáng ISO

ISO (International Organization for Standardization) là sự khuếch đại ánh sáng mà máy ảnh thu được. Nó đại diện cho độ nhạy của cảm biến ánh sáng trong máy ảnh. ISO thấp có nghĩa là cảm biến của máy ảnh ít nhạy hơn với ánh sáng và ISO cao thì ngược lại. 

Nhạy hơn không phải lúc nào cũng tốt. ISO càng cao thì bức ảnh sẽ càng bị nhiễu hạt. Tuy nhiên, nếu ISO quá thấp, ảnh sẽ bị thiếu sáng. Bởi vậy, chúng ta cần chỉnh ISO ở mức vừa phải để độ sắc độ mịn của ảnh được tốt nhất.

Thay đổi độ nhạy sáng ISO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bức ảnh
Thay đổi độ nhạy sáng ISO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bức ảnh

Nhiếp ảnh gia Heather Barnes cho biết:ISO phát huy tác dụng khi bạn muốn ghi lại hành động trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng. Giả sử bạn có một khẩu độ nhỏ khoảng f/16, nhưng máy ảnh vẫn không nhận đủ ánh sáng cho bức ảnh. Đó là lúc bạn muốn tăng ISO.”

Tam giác phơi sáng hoạt động như thế nào?

Nếu bạn chụp ở chế độ tự động, máy ảnh của bạn sẽ thực hiện công việc điều chỉnh các cài đặt khác nhau sao cho tam giác phơi sáng được cân bằng. Điều duy nhất bạn cần làm là chọn góc máy đẹp và lựa bố cục chụp ảnh sao cho hài hòa.

Tuy nhiên, khi đã bước chân vào con đường nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần hiểu cách thức hoạt động của tam giác phơi sáng như thế nào.

Nó sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn nắm được hai khái niệm chính điểm dừng ánh sáng và cân bằng phơi sáng.

Điểm dừng ánh sáng:

Điểm dừng ánh sáng là một cách để đo ánh sáng, nghĩa là tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa lượng ánh sáng chiếu vào cảm biến máy ảnh.

Ví dụ: Nếu bạn điều chỉnh tốc độ màn trập giảm từ 1/4000 giây xuống 1/2000 giây, bạn đang tăng một điểm dừng, do đó tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào. Mặt khác, nếu bạn thay đổi ISO từ 400 xuống 200, bạn sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng. Với khẩu độ, không dễ để biết một điểm dừng bằng bao nhiêu, vì nó không tương ứng với việc nhân đôi hoặc giảm một nửa số điểm dừng F.

Cân bằng phơi sáng:

Theo định nghĩa tam giác phơi sáng (exposure triangle), cả ba yếu tố này phải cân bằng thì mới có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo. Điều này có nghĩa là giá trị phơi sáng EV bằng 0 khi chúng ta chỉnh được độ phơi sáng phù hợp. 

Cân bằng phơi sáng trong nhiếp ảnh
Cân bằng phơi sáng trong nhiếp ảnh

Nếu độ phơi sáng đang ở mức cân bằng EV 0, thì khi bạn thay đổi bất kỳ cài đặt thông số nào trong ảnh hưởng đến độ phơi sáng, bạn sẽ phải điều chỉnh lại hai cài đặt còn lại để tiếp tục duy trì độ cân bằng của EV.

Cách cài đặt các thông số của tam giác phơi sáng

Để điều chỉnh tam giác phơi sáng, hãy chuyển máy ảnh sang chế độ M để kiểm soát được cả 3 thông số Tốc độ - Khẩu độ - ISO. Định dạng ảnh nên đặt là RAW và kích thước ảnh để tối đa để quá trình chỉnh sửa hậu kỳ diễn ra thuận tiện.

Chỉnh độ cân bằng trắng WB: Với định dạng ảnh RAW, chúng ta nên set WB ở chế độ Auto. Còn ở định dạng JPEG, hãy đặt WB theo nhiệt độ K để màu chuẩn nhất theo ý muốn.

Chỉnh độ cân bằng trắn WB ở chế độ Auto
Chỉnh độ cân bằng trắn WB ở chế độ Auto

Cài đặt ISO: Nên đặt độ nhạy sáng ISO ở mức thấp nhất để ảnh không bị nhiễu (thường là 100 hoặc 50). Nhưng với điều kiện môi trường ánh sáng yếu, chúng ta có thể tăng mức ISO sao cho phù hợp. 

Cài đặt ISO ở mức thấp
Cài đặt ISO ở mức thấp

Điều chỉnh khẩu độ: Để bức ảnh có độ nét chi tiết và kéo dài thời gian phơi sáng hơn, ta nên để khẩu độ nhỏ. Mức khẩu độ nên đặt trong khoảng từ f/11 đến f/16, thậm trí tới f/22.

Điều chỉnh khẩu độ ở mức nhỏ
Điều chỉnh khẩu độ ở mức nhỏ

Kiểm soát tốc độ màn trập: Khi phơi sáng nên đặt tốc độ màn trập trung bình từ 1-30 giây hoặc lâu hơn và chỉnh độ đo sáng toàn màn hình, lấy nét tự động đa điểm.

Kiểm soát tốc độ màn trập
Kiểm soát tốc độ màn trập

Thực hành chụp ảnh phơi sáng:

(1): Cố định máy ảnh trên tripod và điều chỉnh các thông số: khẩu độ, tốc độ, ISO và cân bằng trắng sao cho phù hợp.

(2): Đặt chế độ lấy nét bằng tay (MF)

Đặt chế độ lấy nét trên máy ảnh bằng tay (MF)
Đặt chế độ lấy nét trên máy ảnh bằng tay (MF)

(3): Hạn chế tối đa sự rung động của máy trong quá trình phơi sáng và nhấn chụp ảnh:

Thiết lập chế độ hẹn giờ chụp 2s: Nhấn nút Fn > Drive Mode > Self-timer 2 sec

Thiết lập chế độ hẹn giờ chụp trên máy ảnh
Thiết lập chế độ hẹn giờ chụp trên máy ảnh

Nếu dùng remote hồng ngoại: cần kích hoạt chức năng này cho máy ảnh: Vào Menu > Remote Ctrl > Bật On > chuyển sang chế độ Bulb. Khi chụp ảnh chỉ cần nhấn giữ nút chụp trên Remote đủ thời gian đã đặt trước đó, sau đó thả tay ra để kết thúc quá trình phơi sáng.

Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng dành cho các nhiếp ảnh gia

Nếu dùng dây bấm mềm: cắm dây bấm vào cổng Multi của máy và chuyển sang chế độ Bulb trên máy ảnh. Khi chụp ảnh, gạt nút chụp ảnh sang chế độ Hold, bạn sẽ không cần nhấn giữ nút chụp trong quá trình phơi sáng.

Kết nối dây bấm mềm vào máy ảnh
Kết nối dây bấm mềm vào máy ảnh

(4): Cuối cùng, chuyển các tấm ảnh vào máy tính, xử lý theo ý muốn và thưởng thức kết quả.

Làm thế nào để có được độ phơi sáng phù hợp?

Để có được độ phơi sáng hoàn hảo là sự kết hợp giữa thiết bị chụp, ảnh chỉnh sửa hậu kỳ và kinh nghiệm nhiếp ảnh của bạn.

Các cài đặt chụp phơi sáng máy ảnh

Nhiều máy ảnh hiện đại có chế độ cài đặt ưu tiên khẩu độ hoặc màn trập. Nếu bạn cài chế độ này, máy tự động điều chỉnh khẩu độ hoặc tốc độ màn trập để ảnh có độ phơi sáng thích hợp trong từng hoàn cảnh. Đây là cài đặt mà ngay cả các chuyên gia cũng sử dụng.

Ở chế độ chụp thủ công, bạn sẽ tự đặt tất cả các biến số của tam giác phơi sáng. Điều này cho phép bạn sáng tạo, kiểm soát ánh sáng và bóng tối, cũng như các yếu tố khác của một bức ảnh đẹp. Bạn có thể cài đặt theo các chế độ sau để tùy chỉnh ảnh phơi sáng:

Aperture Priority (Ưu tiên khẩu độ): Chế độ này giúp các nhiếp ảnh gia có thể tùy chỉnh khẩu độ tùy theo ý muốn. Còn tốc độ màn trập và ISO sẽ được máy ảnh tự động điều chỉnh.

Cài đặt chế độ Aperture Priority
Cài đặt chế độ Aperture Priority

Shutter Priority (Ưu tiên màn trập): Đây là chế độ mà người chụp có thể tự do điều chỉnh tốc độ màn trập theo ý muốn. Còn khẩu độ sẽ được máy ảnh tự động điều chỉnh, ISO có thể để tự động hoặc điều chỉnh tùy ý.

Cài đặt chế độ Shutter Priority
Cài đặt chế độ Shutter Priority

Manual Exposure (Phơi sáng thủ công): Với chế độ này, bạn sẽ điều chỉnh tất cả 3 thông số của tam giác phơi sáng sao cho phù hợp với môi trường ánh sáng hiện tại.

Cài đặt chế độ Manual Exposure
Cài đặt chế độ Manual Exposure

Mẹo khi điều chỉnh tam giác phơi sáng: Trên các thiết bị máy ảnh, ngay cả điện thoại đều có tính năng chỉnh giá trị phơi sáng (EV). Chức năng này giúp bù sáng cho ảnh chụp khi bạn điều chỉnh một trong ba thông số của giá trị phơi sáng. Người chụp có thể tận dụng nó để chỉnh nhanh hơn khi bạn không có nhiều thời gian để cài đặt các thông số cụ thể.

Xem thêm: 25 cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại chắc chắn bạn cần biết (P1)

Sử dụng thiết bị để có được độ phơi sáng phù hợp

Với những bức ảnh đòi hỏi thời gian phơi sáng dài sẽ cần thứ gì đó để ổn định máy ảnh. 

Nhiếp ảnh gia Barnes nói rằng: “Hãy sử dụng giá ba chân để bạn ít bị rung máy hơn khi sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Đặc biệt, nếu bạn đang chụp ảnh  bầu trời đêm với thời gian phơi sáng kéo dài trong nhiều phút, bạn sẽ cần giá ba chân hoặc thiết bị tương tự để đạt được hình ảnh mong muốn.”

Xử lý hậu kỳ ảnh phơi sáng

Quá trình xử lý hậu kỳ cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng để cho ra thành quả cuối cùng hoàn hảo. Hãy thử sử dụng thanh trượt phơi sáng Adobe Photoshop Lightroom để điều chỉnh độ phơi sáng của bức ảnh.

Sử dụng thanh trượt phơi sáng Adobe Photoshop Lightroom
Sử dụng thanh trượt phơi sáng Adobe Photoshop Lightroom

Bạn có thể làm sáng các hình ảnh tối bằng các thanh trượt trên công cụ Lightroom. Còn hình chụp sáng quá mức thì khó để thực hiện thay đổi hơn.

Thực hành, thực hành và thực hành

Việc tham gia một khóa học nhiếp ảnh cơ bản có thể giúp bạn nắm vững các kiến thức và lý thuyết thực hành. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hành ngay sau khi học thì đến khi làm thực tế sẽ vẫn lúng túng và bối rối như thường.

Thực hành cài đặt tam giác phơi sáng càng nhiều sẽ giúp các tấm ảnh phơi sáng đẹp dần lên. Hãy chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng khác nhau với các đối tượng di chuyển ở tốc độ khác nhau. Đừng quên hãy thử nghiệm điều chỉnh riêng biệt 3 yếu tố của tam giác phơi sáng để xem thông số nào phù hợp với môi trường mà bạn đang chụp. 

Cũng như nhiếp ảnh gia Barnes nói: “Bạn có thể đọc càng nhiều sách (về nhiếp ảnh) càng tốt, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm là thực hành.”

Các loại ảnh phơi sáng thường gặp

Điều chỉnh tốc độ màn trập, cài đặt khẩu độ và cài đặt ISO sẽ tạo ra các loại phơi sáng khác nhau, bao gồm:

Phơi sáng quá mức: 

Phơi sáng quá mức xảy ra khi phim hoặc cảm biến máy ảnh tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng. Kết quả là ảnh mất chi tiết nổi bật và các phần sáng bị mờ.

Ảnh phơi sáng quá mức
Ảnh phơi sáng quá mức

Thiếu sáng:

Thiếu sáng xảy ra khi phim hoặc cảm biến máy ảnh không được tiếp xúc với đủ ánh sáng. Kết quả là ảnh mất chi tiết vùng tối và các phần tối gần như toàn màu đen.

Ảnh thiếu sáng
Ảnh thiếu sáng

Phơi sáng lâu: 

Phơi sáng lâu là phơi sáng ở tốc độ màn trập chậm, là một kỹ thuật chụp đối tượng trong một khoảng thời gian dài. Các yếu tố tĩnh của ảnh sẽ tương phản với các yếu tố chuyển động, tạo ra các vết mờ. Phơi sáng lâu thường được sử dụng trong chụp ảnh ban đêm.

Ảnh phơi sáng lâu
Ảnh phơi sáng lâu

Ảnh phơi sáng kép: 

Phơi sáng kép là kỹ thuật trong đó màn trập máy ảnh sẽ mở hai lần để phim hiển thị các hình ảnh khác nhau. Sau đó, nó sẽ ghép hai bức ảnh với hai mức phơi sáng khác nhau thành một hình ảnh duy nhất, được đặt chồng lên nhau.

Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng dành cho các nhiếp ảnh gia

Một số gợi ý chụp ảnh phơi sáng trong từng hoàn cảnh

Dưới đây là một số gợi ý cho việc phơi sáng trong các hoàn cảnh khác nhau khi chụp ảnh. Lưu ý rằng chúng chỉ mang tính chất tham khảo vì chẳng có công thức là tuyệt đối và hoàn hảo cả:

Chụp ảnh phơi sáng ban ngày:

  • Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ, để máy ảnh tự động điều chỉnh tốc độ màn trập và hãy chọn thông số khẩu độ thủ công.
  • Thiết lập ở khẩu độ f/8 (hoặc f/11, f/16 nếu cần độ sâu trường ảnh nhiều hơn). Trong quá trình chụp có thể điều chỉnh khẩu độ sao cho độ phơi sáng phù hợp.
  • Lưu ý: Không nên làm ảnh bị cháy sáng quá, rất khó để chỉnh tối đi khi xử lý hậu kỳ ảnh.
Chụp ảnh phơi sáng ban ngày
Chụp ảnh phơi sáng ban ngày

Chụp trong ánh sáng yếu hoặc đèn nhân tạo:

  • Tăng ISO để tăng độ nhạy sáng của máy ảnh, nhưng lưu ý rằng tăng ISO có thể gây nhiễu hình ảnh.
  • Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ và thiết lập khẩu độ lớn để cho phép nhiều ánh sáng vào ống kính.
  • Sử dụng chân máy ảnh hoặc hỗ trợ để tránh rung lắc trong quá trình chụp.
Chụp ảnh phơi sáng trong ánh sáng yếu hoặc đèn nhân tạo
Chụp ảnh phơi sáng trong ánh sáng yếu hoặc đèn nhân tạo

Chụp đêm hoặc cảnh đèn đêm:

  • Sử dụng chế độ thủ công để có kiểm soát hoàn toàn các thiết lập phơi sáng.
  • Thiết lập thời gian mở cửa khẩu độ lâu hơn để nhận được ánh sáng đủ và tạo ra hiệu ứng mờ.
  • Sử dụng tripod để tránh rung lắc và tạo ra ảnh sắc nét.
Chụp ảnh phơi sáng đêm hoặc cảnh đèn đêm
Chụp ảnh phơi sáng đêm hoặc cảnh đèn đêm

Chụp chân dung không có đèn flash:

  • Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ và thiết lập khẩu độ ở khoảng f/2.8 hoặc f/1.4 để tạo độ sâu trường hẹp và nổi bật chủ thể. Tìm điểm dừng phơi sáng trên khuôn mặt người để đảm bảo sự chi tiết và đúng màu da.
  • Nên để tốc độ màn trập nhanh hơn khi ảnh bị mờ do đối tượng chuyển động.
  • Nên để ISO ở mức thấp, và hãy nâng nó lên nếu bạn đang ở trong điều kiện môi trường ánh sáng yếu.
Chụp ảnh phơi sáng chân dung không có đèn flash
Chụp ảnh phơi sáng chân dung không có đèn flash

Một số lưu ý khi phơi sáng ảnh:

Tránh để máy ảnh trên bề mặt không ổn định để tránh việc máy rung lắc.

Đảm bảo thiết lập máy chụp sau 2 giây hoặc sử dụng điều khiển từ xa để tránh làm mờ bức ảnh sau khi nhấn nút chụp.

Tránh phơi sáng quá lâu để tránh hiện tượng cháy và hỏng vệt sáng trong bức ảnh.

Lựa chọn kính lọc UV chất lượng tốt để tránh hiện tượng ảo ảnh và sai màu xuất hiện trên ảnh.

Đảm bảo mang theo pin dự phòng để tránh bị hết pin giữa chừng.

Sử dụng chân máy ảnh đủ mạnh và ổn định để tránh làm mờ bức ảnh.

Kết luận 

Như bạn có thể thấy, tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh có thể được giải thích dễ dàng nếu bạn chia nhỏ các phần khác nhau và hiểu cách chúng tương tác với nhau và cách bạn nên bù phơi sáng cho chúng.

Tôi hy vọng hướng dẫn về kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng này đã giúp bạn hiểu một khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh này. Hãy follow Gitiho Blog để học thêm về các kỹ năng và kiến thức nhiếp ảnh nhé. Hẹn gặp lại bạn trong bài tiếp theo với chủ đề Thủ thuật chụp ảnh tĩnh vật ai cũng mê của chúng tôi. Xin cảm ơn các bạn đọc!

Bạn đam mê chụp ảnh, muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đểc hụp ảnh thương mại, quảng cáo,... hay đơn giản chỉ muốn lưu giữ lại những hình ảnh đẹp của cuộc sống? 

Gitiho xin giới thiệu tới bạn khóa học Nhiếp ảnh trên điện thoại và máy ảnh cho người mới bắt đầu. Tại đây, bạn sẽ được học tất tần tật những kiến thức cơ bản đến nâng cao về chụp ảnh cho đến hậu kỳ, kèm theo các dự án thực hành chuyên sâu.

Bấm Đăng ký hoặc Học thử bên dưới để trải nghiệm khóa học nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông