Cách chụp ảnh tĩnh vật đẹp mê hoặc cho các nhiếp ảnh gia

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Đối với nhiều nhiếp ảnh gia, chụp ảnh tĩnh vật là cách hoàn hảo để trau dồi kỹ năng của họ. Nó cho phép người chụp ảnh tập trung vào bố cục, ánh sáng và các yếu tố khác để truyền đạt thông điệp và tạo ra cảm xúc thông qua tĩnh vật.

Chụp ảnh với tĩnh vật có thể là một thử thách vô cùng khó khăn đối với các nhiếp ảnh gia mới. Bởi thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số kỹ thuật để tạo ra những bức ảnh tĩnh vật tuyệt đẹp

Từ việc lên ý tưởng, sử dụng các công cụ cho đến các mẹo chụp ảnh hữu ích, tôi tin chắc bạn sẽ có thể tạo ra những bức ảnh tĩnh vật tinh tế, đầy mê hoặc.

Nhiếp ảnh tĩnh vật là gì?

Chụp ảnh tĩnh vật là một thể loại nhiếp ảnh tập trung vào việc chụp các vật thể vô tri vô giác nhưng phải mang lại cảm xúc cho người xem. Điều này có thể bao gồm bất cứ thứ gì, từ hoa, trái cây đến đồ dùng nhà bếp, sản phẩm và dụng cụ.

Tuy là ảnh tĩnh của các chủ thể không có ý thức, nhưng nhiếp ảnh gia cần làm thế nào để thổi hồn cho bức ảnh đó. Phải làm sao để người xem ảnh tĩnh vật nhưng lại cảm nhận nó đang chuyển động và đang viết lên câu chuyện của riêng mình.

Ảnh tĩnh vật là gì?
Ảnh tĩnh vật là gì?

Chụp ảnh tĩnh vật là một trong những kỹ năng cơ bản mà các nhiếp ảnh gia cần thành thạo. Với ảnh tĩnh vật, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi thứ từ sắp xếp bố cục và thực hàng nhiều lần để cho ra bức hình cuối cùng hoàn hảo. 

Có thể nói, ảnh tĩnh vật là bài học tuyệt vời cho người mới tham gia khóa học nhiếp ảnh cơ bản thực hành. Bởi nó có cơ hội được “làm lại” nếu như ảnh chưa ưng ý mà ít các kiểu chụp hình khác có được.

Các kiểu chụp ảnh tĩnh vật khác nhau

Khi nói đến chụp ảnh tĩnh vật, chúng ta có thể phân chia nó thành 2 loại “Ảnh tĩnh vật được tìm thấy” hoặc “Ảnh tĩnh vật được tạo ra”.

Ảnh tĩnh vật được tìm thấy trong cuộc sống

Đây là kiểu chụp ảnh mà ta lấy đồ vật hay sử dụng bất kỳ để làm chủ đề chính. Đó có thể là các đồ gia dụng phổ biến như đĩa, cốc, chai, lọ hay sách vở,... 

Về cơ bản, ở kiểu chụp này, các nhiếp ảnh gia không được tự ý di chuyển hay sắp xếp các đối tượng để có được tĩnh vật. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát các yếu tố khác như vị trí để máy ảnh, góc ống kính, ánh sáng và các yếu tố khác để bức hình được đẹp nhất.

Đây là kiểu chụp ảnh không cần các thiết bị đắt tiền hay các thiết lập ánh sáng quá phức tạp. Các nhiếp ảnh gia mới bắt đầu có thể dễ dàng thực hành với các đồ vật xung quanh họ.

Ảnh chụp tĩnh vật được tìm thấy
Ảnh chụp tĩnh vật được tìm thấy

Ảnh tĩnh vật được tạo ra

Với cách chụp này, đối tượng tĩnh vật đã được sắp xếp cụ thể cho mục đích chụp ảnh. Điều này trái ngược với kiểu “tĩnh vật được tìm thấy”, là một cảnh diễn ra tự nhiên mà nhiếp ảnh gia tình cờ bắt gặp.

Các nhiếp ảnh gia có thể lựa chọn và sắp xếp các đối tượng theo cách riêng, thường nhằm mục đích truyền tải một tâm trạng hoặc thông điệp nhất định. 

Ảnh chụp tĩnh vật được tạo ra
Ảnh chụp tĩnh vật được tạo ra

Ví dụ: cùng một tĩnh vật nhưng nó có thể được thiết kế để trông vui tươi và sống động, hay u ám và trầm lắng. 

Ngoài việc chọn đúng đối tượng, tĩnh vật được tạo ra thường sử dụng các kỹ thuật chiếu sáng để có được tông màu mong muốn. 

Kiểu chụp này thường được áp dụng trong nhiếp ảnh thương mại để quảng cáo các sản phẩm. Chụp ảnh quảng cáo thương mại không chỉ yêu cầu tính nghệ thuật trong bức ảnh, mà nó còn đòi hỏi các nhà nhiếp ảnh làm sao để truyền tải được thông điệp của nhà sản xuất, cũng như viết nên câu chuyện riêng cho sản phẩm đó.

Thiết bị cần thiết để chụp ảnh tĩnh vật

Không có bất cứ quy tắc nhất định nào để chụp ảnh tĩnh vật. Bạn có thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo ra các cách kết hợp và bố cục khác nhau theo ý đồ của bạn với các thiết bị cơ bản sau:

Máy ảnh

Bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì, từ điện thoại thông minh đến máy ảnh kỹ thuật số để chụp tĩnh vật. Nói chung là tùy vào mục đích sử dụng ảnh tĩnh vật hay sở thích để quyết định thiết bị nào bạn muốn sử dụng. 

Nếu nó chỉ dành cho mục đích sử dụng trực tuyến hoặc cá nhân, thì một chiếc điện thoại thông minh cũng có thể đáp ứng được yêu cầu. Nhưng nếu bạn đang muốn xuất bản tác phẩm của mình hoặc in nó ở định dạng lớn, bạn nên dùng máy ảnh kỹ thuật số có cảm biến APS-C hoặc full-frame,…

Máy ảnh để chụp tĩnh vật
Máy ảnh để chụp tĩnh vật

Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh các thông số của camera. Hãy cài đặt thủ công tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO để xử lý tốt ánh sáng và chụp được bức ảnh phơi sáng lý tưởng.

Thiết bị ánh sáng

Một ảnh tĩnh vật đẹp chưa chắc đã phải cần tới hệ thống thiết bị ánh sáng chuyên nghiệp, đắt tiền. Bạn có biết, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng đẹp nhất, giúp nổi bật bố cục tĩnh vật một cách tinh tế nhất, tự nhiên nhất.

Nếu bạn chọn sử dụng ánh sáng tự nhiên, hãy sử dụng tấm hắt sáng (hoạt động như một chiếc gương phản xạ ánh sáng). Khi đó, phản xạ màu có thể thêm độ ấm cho ảnh và bố cục trở nên rõ hàng hơn với các tông màu cụ thể.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh tĩnh vật
Sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh tĩnh vật

Đôi khi, bạn cần thử nghiệm với các loại ánh sáng khác nhau, cả trong studio và ánh sáng tự nhiên. Các nguồn sáng khác nhau có thể thay đổi bầu không khí của ảnh một cách tinh tế. Tránh chụp với đèn chiếu sáng trên cao giống ngôi nhà của bạn, bởi các màu sắc có thể bị trộn lẫn và tạo ra các bóng kỳ lạ. 

Sử dụng ánh sáng trong studio để chụp tĩnh vật
Sử dụng ánh sáng trong studio để chụp tĩnh vật

Xem thêm: 10 ý tưởng chụp ảnh mùa hè giúp bạn nắm trọn từng khoảnh khắc

Ống kính

Bạn nên chọn ống kính để chụp tĩnh vật có tiêu cự 50mm hoặc trong phạm vi 75 đến 125 mm. Điều này cho phép bạn zoom đến đối tượng gần hơn mà vẫn đảm bảo các yếu tố khác như độ sắc nét của ảnh tĩnh vật.

Ống kính có tiêu cự 100mm
Ống kính có tiêu cự 100mm

Khi chụp, bạn không nên đứng chụp quá gần hoặc quá xa. Giữ mình trong khoảng từ 50 đến 125mm là một khởi đầu tốt.

Còn đối với chụp ảnh trên điện thoại thông minh hoặc iPhone, các quy tắc tương tự sẽ được áp dụng. Nếu máy ảnh của bạn có khả năng thu phóng, bạn hãy đặt nó ở mức 0.5x hoặc 1x. 

Mọi người cùng quan tâm: 25 cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại chắc chắn bạn cần biết (Phần 1)

Giá đỡ máy ảnh

Thiết bị chân máy ảnh là công cụ cần thiết trong quá trình chụp ảnh tĩnh vật. Bởi trong quá trình chụp ảnh, bạn có thể mất nhiều thời gian để thiết lập lại bố cục, ánh sáng, hậu cảnh sao cho phù hợp nhất. Tất cả những điều này trở nên dễ dàng nhất với chân máy ảnh để giữ máy ảnh ở đúng vị trí.

Giá đỡ máy ảnh
Giá đỡ máy ảnh

Một số ý tưởng chụp ảnh tĩnh vật

Chụp ảnh tĩnh vật là một cách tuyệt vời để sáng tạo và thử các kỹ thuật mới mà không cần phụ thuộc vào chủ thể sống. Nếu bạn gặp khó khăn với một số ý tưởng, hãy thử những gợi ý sau đây:

Chụp thức ăn

Đầu tiên, hãy tìm một món ăn hấp dẫn theo bất kì cách nào bạn muốn, chẳng hạn như chiếc bánh mới nướng hay một món salad trái cây đầy màu sắc. Sau đó sắp xếp một bố cục cho đĩa thức ăn cho đến khi bạn thấy hài lòng. 

Chụp tĩnh vật với chủ đề đồ ăn
Chụp tĩnh vật với chủ đề đồ ăn

Cân nhắc hậu cảnh, ánh sáng và góc chụp. Khi bạn đã sẵn sàng chụp, hãy sử dụng giá ba chân để giữ máy ảnh ổn định và sử dụng ISO thấp để tránh ảnh bị nhiễu hạt. Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể đó.

Chụp ảnh hoa hoặc cây

Chụp ảnh tĩnh vật về hoa và cây cối đôi khi cần sự kiên nhẫn và chú ý đến từng chi tiết để bắt được vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Việc chọn đúng địa điểm đóng vai trò quan trọng để đối tượng sống động mà buồn tẻ. 

Chụp hoa cỏ, cây cối
Chụp hoa cỏ, cây cối

Vì vậy, hãy tìm một khu vực có ánh sáng gián tiếp và nhưng cũng đừng tối quá, chẳng hạn như vị trí chụp ở một cửa sổ hướng về phía bắc thường là một lựa chọn tốt. 

Tiếp theo, hãy lựa chọn đối tượng một cách cẩn thận, sao cho nổi bật so với phông nền xung quanh.

Cuối cùng, hãy thử nghiệm với các góc, ánh sáng và bố cục khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy một vị trí chụp ổn nhất. Những bức ảnh hoa và cây mang vẻ đẹp của thiên nhiên nhất thường là kết quả của nhiều lần thử.

Chụp ảnh với ánh nến

Ánh nến có thể mang lại hiệu ứng huyền ảo trong một không gian đầy mê hoặc. Hãy tạo một không gian yên tĩnh và tối để tập trung vào ánh nến và tĩnh vật. Đảm bảo không có ánh sáng mạnh hoặc nguồn sáng khác gây nhiễu vào ảnh.

Chụp tĩnh vật với ánh nến
Chụp tĩnh vật với ánh nến

Tiếp theo, hãy thiết lập máy ảnh vào chế độ thủ công để có thể điều chỉnh các thông số như khẩu độ, ISO,... Bạn nên cài đặt thời gian chụp để có thời gian cân bằng ánh sáng tốt nhất cho bức ảnh.

Tạo ra sự phản chiếu cho bức ảnh

Bức ảnh có sự phản chiếu sẽ khiến cho chủ thể trở nên độc đáo hơn. Hãy thử tạo nên sự phản chiếu thông qua một chiếc gương hay bề mặt nước như sông hồ. Chắc chắn bạn sẽ tạo ra được những điều mới lạ đấy.

Ý tưởng tạo ra sự phản chiếu
Ý tưởng tạo ra sự phản chiếu

Mẹo chụp ảnh tĩnh vật

Tìm một chủ đề thú vị

Bước đầu tiên để chụp một bức ảnh tĩnh tuyệt vời là tìm một chủ đề thú vị. Đây có thể là bất cứ thứ gì, từ một bát trái cây đến một chồng sách. Hãy tìm thứ gì mà bạn thấy rằng nó sẽ thu hút sự chú ý của người xem.

Hãy “Chơi” với bố cục

Khi bạn đã tìm thấy đối tượng của mình, điều quan trọng là phải tạo bố cục ảnh đẹp mắt. Cố gắng sắp xếp chủ đề của bạn theo cách hấp dẫn về mặt thị giác. Bạn nên tránh đặt đối tượng của bạn ở giữa khung hình, vì điều này thường có vẻ nhàm chán. Thay vào đó, hãy thử sắp xếp ở cái vị trí và góc độ khác nhau để tìm ra thứ trông đẹp nhất.

Bố cục chụp ảnh tĩnh vật
Bố cục chụp ảnh tĩnh vật

Lựa chọn gam màu cho bức hình

Những gam màu đơn giản sẽ giúp làm nổi bật chủ thể trong bức hình và thu hút sự chú ý của người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hãy sử dụng sự tương phản màu sắc để bức hình của bạn trông nghệ thuật hơn nhé.

Ngoài ra, bạn nên chọn màu nền trung tính, đơn sắc để tôn lên đặc trưng của đối tượng.

Lựa chọn gam màu đơn giản cho ảnh tĩnh vật
Lựa chọn gam màu đơn giản cho ảnh tĩnh vật

Lựa chọn góc máy phù hợp

Trong chụp ảnh tĩnh vật, góc chụp 45 độ, trực diện hoặc từ trên xuống là những góc chụp phổ biến nhất. Không nên bỏ qua ba góc chụp này, vì mỗi góc sẽ giúp bạn tạo ra một sự độc đáo riêng biệt cho chủ thể. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chụp ảnh tĩnh vật đẹp với các góc nhìn khác mà không cần hạn chế trong ba góc trên.

Chọn góc máy phù hợp khi chụp ảnh tĩnh vật
Chọn góc máy phù hợp khi chụp ảnh tĩnh vật

Sử dụng kỹ thuật chiếu sáng Low Key/ High Key

Với kỹ thuật Low Key, đặc trưng của nó là tạo bố cục sao cho cho đối tượng thiếu sáng trên bề mặt. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong studio và tạo ra hiệu ứng tương phản rõ ràng giữa đối tượng và phông nền.

Kỹ thuật chiếu sáng Low Key trong chụp tĩnh vật
Kỹ thuật chiếu sáng Low Key trong chụp tĩnh vật

Ngược lại, High key là một kỹ thuật sử dụng ánh sáng mạnh để làm nổi bật đối tượng chủ thể. Đối với nhiếp ảnh tĩnh vật, kỹ thuật này cho phép ánh sáng tiếp cận chủ thể một cách tốt hơn.

Kỹ thuật chiếu sáng High Key trong chụp tĩnh vật
Kỹ thuật chiếu sáng High Key trong chụp tĩnh vật

Sử dụng độ sâu trường ảnh nông

Một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật đối tượng của bạn là sử dụng độ sâu trường ảnh nông. Để làm được điều này, hãy đặt máy ảnh của bạn ở khẩu độ thấp để lấy nét đối tượng tĩnh vật và làm mờ hậu cảnh. Điều này tạo ra hiệu ứng dễ chịu và giúp thu hút ánh nhìn của người xem vào chủ thể của bức ảnh

Sử dụng độ sâu trường ảnh nông để lấy nét chủ thể
Sử dụng độ sâu trường ảnh nông để lấy nét chủ thể

Chỉnh sửa ảnh của bạn một cách cẩn thận

Sau khi bạn chụp ảnh tĩnh vật, hãy dành chút thời gian để chỉnh sửa chúng cẩn thận trước khi chia sẻ chúng. Đảm bảo cắt bỏ mọi yếu tố gây mất tập trung và điều chỉnh độ phơi sáng, màu sắc, và độ tương phản nếu cần. 

Một chút chỉnh sửa thôi có thể khiến bức ảnh của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật đấy.

Kết luận

Chụp ảnh tĩnh vật không chỉ dành cho người mới bắt đầu. Đây cũng là nơi để các chuyên gia thử nghiệm những ý tưởng mới hoặc trau dồi kỹ năng của họ. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể học hỏi thêm được điều gì đó về ảnh tĩnh và áp dụng vào trong công việc của mình.

Cuối cùng, đừng quên theo dõi Gitiho Blog để biết thêm nhiều kiến thức và kĩ năng nhiếp ảnh hơn nhé. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến kỹ thuật chụp ảnh Macro để lấy nét cái đối tượng ở khoảng cách gần, giúp cho chụp ảnh cận cảnh các đối tượng nhỏ không còn điều khó khăn nữa.

Bạn đam mê chụp ảnh, muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đểc hụp ảnh thương mại, quảng cáo,... hay đơn giản chỉ muốn lưu giữ lại những hình ảnh đẹp của cuộc sống? 

Gitiho xin giới thiệu tới bạn khóa học Nhiếp ảnh trên điện thoại và máy ảnh cho người mới bắt đầu. Tại đây, bạn sẽ được học tất tần tật những kiến thức cơ bản đến nâng cao về chụp ảnh cho đến hậu kỳ, kèm theo các dự án thực hành chuyên sâu.

Bấm Đăng ký hoặc Học thử bên dưới để trải nghiệm khóa học nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông