Chắc hẳn các bạn đã được học về Logarit từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc tính toán chúng đôi khi gặp khó khăn và sai xót. Hiểu được điều đó, Excel đã cung cấp cho người dùng 3 hàm tính Logarit nhanh chóng và chính xác chỉ với 1 cú pháp đơn giản. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các hàm Logarit trong Excel qua các ví dụ cụ thể nhé!
Hàm LOG trong Excel là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tính toán Logarit, nó giúp bạn có kết quả nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.
= LOG(number;[base])
Trong đó:
Hãy tính giá trị Logarit của các giá trị trong bảng dưới đây:
Tại cột kết quả, ta nhập cú pháp hàm LOG như sau:
Tại ô kết quả C2: ta nhập giá trị cần tính Logarit là A2, B2 (trống) là cơ số của Logarit. Như vậy, cú pháp tại ô C2 là:
=LOG(A2)
Chúng ta thu được kết quả bằng 2, tức là bậc lũy thừa để nâng cơ số giả định 10 lên 100.
Với các ô kết quả tiếp theo, chúng ta nhập cú pháp LOG tương tự:
Kết quả:
Nhìn vào kết quả, ta thấy được:
- Logarit cơ số 4 của 78 =LOG(78;4) trả về kết quả xấp xỉ là 3.142701, đây chính là bậc lũy thừa để nâng cơ số 4 lên bằng 78.
- Kết quả của phép tính =LOG(-10;5) trả về kết quả là lỗi #Num! bởi vì giá trị Number < 0
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm LOG trong Power BI DAX
Hàm LOG10 trong toán học là hàm Logarit cơ số 10 của một số hay còn gọi là Logarit thập phân, số log10x thường được viết là logx hoặc lgx.
=LOG10(number)
Trong đó:
Tính Logarit thập phân của các giá trị trong bảng dưới đây:
Tại ô C2, nhập cú pháp hàm LOG10 như sau:
=LOG10(A2)
Và sử dụng Fill down công thức xuống các ô còn lại.
Kết quả:
Nhìn vào kết quả, ta thấy:
- Logarit cơ số 10 của 10 hay LOG10(10) bằng 1, đây là bậc lũy thừa của 10 để bằng 10.
- Logairt tập phân hay Logarit cơ số 10 của -10 trả về kết quả lỗi #NUM! vì giá trị number < 0.
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm LOG10 trong Power BI DAX
Hàm LN trong toán học là hàm Logarit tự nhiên cơ số e, ký hiệu là ln(x).
Logarit tự nhiên của x là bậc của số e khi số e lũy thừa lên bằng x hay ln(x)=a ⇔ ea=x.
=LN(number)
Trong đó:
Tính Logarit tự nhiên của các giá trị trong bảng sau:
Tại ô C2, nhập cú pháp hàm LN như sau:
=LN(A2)
Và sử dụng Fill down công thức xuống các ô còn lại.
Kết quả
Nhìn vào kết quả, ta thấy:
- Logarit tự nhiên của 1000 =LN(1000) xấp xỉ là 6.9077
- Logairt tự nhiên của -10 trả về kết quả lỗi #NUM! bởi vì giá trị number < 0
Như vậy là bạn đã hoàn thành tính toán Logarit bằng Excel một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Bây giờ, nếu bạn có hàng trăm, hàng nghìn phép tính Logarit bạn chỉ cần chép nó vào Excel, nhập cú pháp hàm Logarit tại ô đầu tiên và sử dụng chức năng Fill Down cho các giá trị còn lại, vậy là xong.
Xem thêm: 25 kỹ năng Excel mà bạn nên biết từ cơ bản, trung cấp đến nâng cao
Trong bài viết trên, Gitiho đã hướng dẫn cách tính Logarit bằng Excel đơn giản, chính xác nhất. Từ nay khi cần tính giá Logarit của bất kì số nào, bạn hãy sao chép và dán chúng vào Excel để tiết kiệm tối đa thời gian làm việc của mình nhé!
Ngay bây giờ hãy cùng luyện tập thêm với bộ bài tập Excel có đáp án của Gitiho để nằm lòng tin học văn phòng nhé!
Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!