Kiến thức về nguồn vốn và tài sản mà mọi kế toán viên cần biết

Nội dung được viết bởi Lực td

Bài viết này, Gitiho.com sẽ giải thích, phân biệt cho bạn đọc về Tài sản và Nguồn vốn trong kế toán. Cho dù bạn có làm việc với tư cách là kế toán viên hay quan tâm về tài chính thì hai khái niệm này là điều rất quan trọng trong công việc và cuộc sống.

Khái niệm 

Nguồn vốn là gì?

- Nguồn vốn là một hoặc nhiều các loại quan hệ tài chính mà các đơn vị có thể sử dụng, huy động số tiền nhất định để đầu tư

Tài sản là gì?

- Tài sản là những nguồn lực như tiền, công cụ lao động,... mà các doanh nghiệp sở hữu và có thể có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ đó.

Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng muốn có được tài sản thì ta cần phải có nguồn vốn nhất định

Kiến thức về nguồn vốn và tài sản mà mọi kế toán viên cần biết

Thực tiễn

Như ở khái niệm đã đề cập, nguồn vốn và tài sản đều không giới hạn ở một thực thể nhất định: có thể vô hình (sở hữu trí tuệ) hoặc hữu hình (công cụ, tiền mặt,..) thì mọi doanh nghiệp cần nhìn nhận cả hai mặt này. Đối với nguồn vốn thì ta cần xác định rõ nguồn vốn này chảy từ đâu. Hay đối với tài sản là tài sản hữu hình hay vô hình, tài sản này phục vụ cho mục đích gì của cơ quan doanh nghiệp.

Từ đó ta có kết luận: Tổng tài sản của đơn vị phải bằng tổng nguồn vốn

Một công thức tài chính doanh nghiệp cơ bản mà có lẽ ai cũng đã biết đó là:

Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả 

=> Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả hoặc Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Qua những công thức này mà ta có thể phần nào nói lên được tiềm lực của mỗi doanh nghiệp. Hay dễ hiểu hơn là những gì doanh nghiệp đang sở hữu là tổng tài sản trừ đi nợ của doanh nghiệp.

Chẳng hạn ta có một tình huống như sau:

Công ty A muốn mua một xe ben giá 2 tỷ theo hình thức trả góp, nhưng thời điềm hiện tại công ty A chỉ có 900 triệu và cần vay ngân hàng 1 tỷ 100 triệu. Như vậy, số vốn mà công ty A bỏ ra để mua xe ben là 900 triệu mà chiếc xe này vẫn được đăng ký bằng tên công ty A. Tuy nhiên ngân hàng lại là bên nắm quyền sở hữu của chiếc xe ben này, Chỉ khi nào công ty A giải ngân được chiếc xe ben này thì nó sẽ thuộc sở hữu của công ty A.

Qua các khái niệm và ví dụ đã nêu, ta đã hiểu rằng cơ quan nào có ít nợ và nhiều tài sản => cơ quan có tài chính tốt và ngược lại.

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông