Kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính bằng Chỉ số - Khả năng thanh toán

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Trong quá trình phân tích Báo cáo tài chính, một số kỹ thuật bạn không thể bỏ lỡ như phân tích khả năng thanh toán, cấu trúc tài chính hay khả năng sinh lời,... Trong bài viết này, Gitiho sẽ đem đến cho các bạn kỹ thuật đầu tiên chính là phân tích khả năng thanh toán bằng chỉ số. Cùng tìm hiểu phía dưới nhé.

Phân tích Báo cáo tài chính toàn tập

Phân tích khả năng thanh toán

Trong mục này, bạn đọc cần:

  • Đánh giá khái quát khả năng thanh toán
  • Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
  • Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Để phân tích, bạn đọc cần dùng chỉ số:

Hệ số khả năng thanh toán chung (tổng quát) = Khả năng thanh toán / Nhu cầu thanh toán

Cụ thể hơn, các chỉ số dưới đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính bằng Chỉ số - Khả năng thanh toán

1. Công thức đầu tiên này được xây dựng dựa trên một giả định đó là: Tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Như vậy, tài sản ngắn hạn có thể được dùng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Tức là các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng 1 năm.

2. Tuy nhiên, trong khoản mục ''Tài sản ngắn hạn" thì có 1 khoản mục mà có tính thanh khoản rất thấp, là ''Hàng tồn kho''. Bởi vậy, khi tính toán hệ số thanh toán nhanh, thì bạn sẽ phải trừ ''Hàng tồn kho'' khỏi ''Tài sản ngắn hạn''. Do đó, khi nhìn vào công thức số 2, tử số sẽ chỉ bao gồm các loại tài sản ngắn hạn và loại trừ hàng tồn kho. 

3. Công thức số 3 áp dụng trong trường hợp công ty có ''Nợ ngắn hạn'' chuẩn bị đáo hạn không tức thời. Khi phân tích ra chỉ số này, thông thường, người dùng sẽ so sánh các hệ số với giá trị là 1.

  • Nếu như hệ số > 1, chứng tỏ rằng nguồn để trả nợ > nợ phải trả. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán trong ngắn hạn tương đối tốt.
  • Nếu hệ số < 1, chứng tỏ nguồn trả nợ thấp hơn nợ phải trả => Doanh nghiệp sẽ có vấn đề trong khả năng thanh toán ngắn hạn.

Lưu ý: Nếu hệ số thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều tiền, và đây là dấu hiệu của việc lãng phí tài nguyên. Chính vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá lớn cũng không phải là một dấu hiệu tốt.

Ví dụ minh họa

Dưới đây là bảng các hệ số của Công ty Thế giới Di động (MWG) từ năm 2016 đến năm 2019.

Kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính bằng Chỉ số - Khả năng thanh toán

Đầu tiên, nếu nhìn vào khả năng thanh toán ngắn hạn, thì bạn thấy tất cả các giá trị này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng dần, từ 1,12 đến 1,23. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanhtức thời của doanh nghiệp này tương đối thấp, và đều < 1.

Điều này là bởi vì Công ty đang dự trữ một lượng hàng tồn kho tương đối lớn, chiếm tới trên 60% tổng tài sản của doanh nghiệp. Đấy là lý do vì sao sau khi trừ hàng tồn kho khỏi tài sản cố định, thì giá trị còn lại tương đối thấp. Và bởi vậy, khả năng thanh toán nhanh tức thời khá thấp.

Nhìn chung, Công ty không có rủi ro nhiều về việc thanh toán nợ trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu như Công ty đang có các khoản nợ chuẩn bị đáo hạn và cần thanh toán nhanh thì rủi ro cũng không phải là nhỏ. Bởi vì 2 chỉ số thanh toán nhanh tức thời của doanh nghiệp khá là thấp. 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đọc đã nắm được kiến thức cơ bản về 3 chỉ số phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo cùng chủ đề trên blogs của Gitiho và tham gia ngay khóa học đầu bài viết để được hướng dẫn cũng như giải đáp tận tình từ các giảng viên hàng đầu.

Chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông