Loại hình doanh nghiệp là gì? Pháp luật quy định phân loại các hình thức kinh doanh như thế nào? Chỉ khi nắm rõ bạn mới dễ dàng thực hiện chuyển đổi hoặc lập mới.
Vì thế bài viết sau đây Gitiho sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất. Nhờ vậy nếu muốn đầu tư bạn không bị bối rối, hoang mang.
Loại hình doanh nghiệp được hiểu là hình thức kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn. Chúng biểu hiện cho mục tiêu doanh nghiệp xây dựng, chẳng hạn như: Tư nhân, nhà nước, hợp tác xã. Dù hình thức kinh doanh là gì cũng đều có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch cụ thể được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.
Theo học giả Drucker: “Doanh nghiệp là một bộ máy của xã hội. Lý do tồn tại duy nhất của doanh nghiệp chính là nhu cầu xã hội. Bởi xã hội xuất hiện nhu cầu nào đó mới giao cho doanh nghiệp những nguồn lực để sản xuất, thỏa mãn nhu cầu đó”.
Đối với một công ty, việc dự định sản xuất gì không quan trọng mà là khách hàng muốn cái gì. Đây là điều quyết định nội dung hoạt động, cơ sở để doanh nghiệp tồn tại, phát triển.
Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được mở ra. Trong đó để phân loại chúng ta sẽ dựa vào một số tiêu chí cụ thể sau:
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những quy định khác nhau về tài sản, chủ sở hữu. Ngay phần dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn về từng loại hình công ty để bạn nắm rõ hơn.
Dù muốn theo đuổi loại hình doanh nghiệp là gì bạn cũng phải nắm rõ quy định pháp luật hiện hành. Theo Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ năm 2021, hiện nay Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp cơ bản như sau:
Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 chỉ rõ: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ”. Dựa theo cách thức tổ chức, góp vốn sẽ phân chia ra các loại hình gồm:
Chương IV Luật doanh nghiệp quy định rõ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước áp dụng theo cơ cấu công ty TNHH một thành viên. Trường hợp công ty do nhà nước nắm giữ tối đa dưới 100% sẽ theo cơ cấu công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân do nhà nước giao vốn kinh doanh. Đồng thời tổ chức này tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất, vận hành, thu chi, bù đắp hay hưởng lợi nhuận theo mức vốn được cấp.
Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ. Họ sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Hình thức kinh doanh này có một số đặc điểm sau:
Theo khoản 1 Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Tuy nhiên muốn thực hiện thay đổi hình thức kinh doanh cần đảm bảo đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 27.
Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh quan trọng, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Điều 111 Luật Doanh nghiệp quy định: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”. Mô hình kinh doanh này có tư cách pháp nhân ngay kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Loại hình doanh nghiệp cổ phần mang những đặc trưng sau đây:
Mô hình doanh nghiệp này hoạt động dưới quyền kiểm soát của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. Thành viên góp vốn có thể không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn được hưởng lợi tức hàng năm.
Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty TNHH gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên”. Mỗi mô hình sẽ có những đặc trưng khác nhau, cụ thể như sau:
Theo Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu”. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký.
Hình thức kinh doanh này có tư cách pháp nhân nhưng không được quyền phát hành cổ phần. Công ty được quyền giảm vốn nếu đã có hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm. Bên cạnh đó công ty có thể tăng vốn điều lệ từ việc chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn từ bên ngoài.
Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp mà thành viên có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng không vượt quá 50”. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân ngay khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phép thay đổi tỷ lệ vốn góp
Tất cả thành viên đều phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp theo tỷ lệ vốn đã góp. Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hay hoàn trả một phần cho thành viên cũ.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định pháp luật, công ty mới tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên. Hoạt động này cần đảm bảo công khai, minh bạch.
Tại Việt Nam hình thức công ty hợp danh thường ít được cá nhân lựa chọn. Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp hợp danh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Theo đó, với 7000 doanh nghiệp mới chỉ có 1 công ty hợp danh.
Mô hình công ty hợp danh ít được ưa chuộng tại Việt Nam
Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó cần đảm bảo:
Thực tế do hạn chế về nghĩa vụ, quyền hạn chủ sở hữu, cơ chế huy động vốn nên doanh nghiệp hợp danh ít ưa chuộng tại Việt Nam.
Như vậy mỗi hình thức kinh doanh đều có những đặc trưng khác nhau và được pháp luật quy định cụ thể. Gitiho hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ loại hình doanh nghiệp là gì, đặc điểm như thế nào. Nếu cần giải đáp thêm đừng ngại để lại bình luận ngay phía dưới.