Marketing và Sale là những bộ phận không thể thiếu nếu phải kể đến sự đóng góp để doanh nghiệp phát triển. Vậy Vai trò của Marketing và Sale trong doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Gitiho nhé!
Marketing là gì?
Marketing là tiếp thị. Đây là hình thức phổ biến giúp kết nối khách hàng và doanh nghiệp. Marketing hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng hay nâng cao sự hiện diện thương hiệu.
Marketing được ra đời nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu khách hàng
Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, truyền thông, tiếp thị - một trong những hoạt động phổ biến giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp lại với nhau. Marketing là tập những việc cần thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu, giúp khách nhận diện được hình ảnh thương hiệu và duy trì mối quan tốt đẹp với họ.
Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp
Hiện nay, thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, lôi kéo giành giật khách hàng về phía mình. Trong những lúc như thế này, chúng ta mới càng nhận thấy được vai trò của Marketing trong doanh nghiệp quan trọng cỡ nào:
- Hoạch định, sử dụng linh hoạt chiến lược Marketing giúp khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình.
- Cạnh tranh với đối thủ, định được vị thế thương hiệu vững chắc tạo bước ngoặt chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
- Giúp tăng doanh thu: Mọi điều kiện tiên quyết trong các hoạt động Marketing chính là tạo ra lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, mang lại lợi nhuận cao và tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm mới ra thị trường tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng.
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Marketing giống như một chất keo siêu kết dính giúp cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng thân thiết hơn. Doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó quan tâm và có những cách phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nhờ vào các chiến lược Marketing mà hình ảnh thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng, giúp hiểu chính xác và rõ nét về các thông tin về sản phẩm mà đơn vị cung cấp.
- Tương tác nhanh và tìm kiếm khách hàng: Nhờ có Marketing và mạng xã hội mở ra phạm vi tiếp cận khách hàng rộng hơn, thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp.
Sale là gì?
Sales là vị trí việc làm chịu trách nhiệm bán hàng cho doanh nghiệp. Nói cách khác, nhân viên sales chính là cầu nối mang khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. Công việc của nhân viên sales bao gồm: tư vấn, giải đáp thắc mắc, giải quyết mục tiêu của khách hàng và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ thích hợp. Sales được coi là bộ phận quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.
Sale là cầu nối mang khách hàng đến gần doanh nghiệp hơn
Có thể nói, bộ phận bán hàng chính là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện được mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được các marketer vạch ra, thì những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng những “lời đường mật” và các “chiêu bài”… để có thể bán được thật nhiều hàng, đem nhiều tiền về cho công ty.
Vai trò của Sale đối với doanh nghiệp
Tìm kiếm khách hàng: Đối với nhiều công ty không có bộ phận Marketing thì chính những nhân viên bán hàng sẽ là người phụ trách chính công việc tìm kiếm khách hàng. Kết quả của công cuộc tìm kiếm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn. Các nguồn tìm kiếm khách hàng chủ yếu: qua mạng lưới quen biết, qua internet, qua các sự kiện hội thảo, qua website hay các kênh mạng xã hội của công ty, v.v.
Tư vấn và bán hàng: Hoạt động quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng đó chính là tư vấn và bán hàng. Để thực hiện tốt giai đoạn này bạn cần có sự chuẩn bị. Tìm hiểu và nắm chắc lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ, chính sách bán hàng của công ty để có thể tư vấn phương án phù hợp với khách hàng. Nếu trong quá trình tư vấn mà chính bạn cũng không hiểu rõ thông tin của sản phẩm, khách hàng dễ dàng cảm thấy không tin tưởng và đánh giá bạn là một nhân viên bán hàng thiếu trình độ.
Giải đáp thắc mắc : Nhân viên bán hàng sẽ là người đồng hành, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong suốt quá trình mua. Khách hàng sẽ có không ít những câu hỏi hoặc vấn đề gặp phải. Bạn nên nhẹ nhàng tiếp nhận ý kiến và nhanh chóng đưa ra phản hồi. Xây dựng niềm tin chính là yếu tố quan trọng quyết định họ có trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Ngoài ra Sale còn có những vai trò khác trong doanh nghiệp như:
– Là bộ phận tiếp cận thường xuyên nhất với thị trường và khách hàng, đại diện cho Doanh nghiệp để thoả mãn nhu cầu khách hàng, góp phần tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
– Là bộ phận trực tiếp kinh doanh, trực tiếp thực hiện các mục tiêu kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế – tài chính của doanh nghiệp.
– Là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa sale và marketing
Thông thường thì Marketing và Sales thường gặp phải những mâu thuẫn và những bất đồng quan điểm như ở trong công ty bộ phận nào quan trọng hơn? Mặc dù mục tiêu chung của cả hai đều là mang lợi nhuận về cho công ty.
Marketing thì nghĩ rằng mình chính là thủ lĩnh, là người vạch ra đường lối, vạch ra chiến lược lâu dài cho toàn công ty. Họ nghĩ rằng dân sales chỉ là “những kẻ lắm lời”, chỉ bán hàng làm sao cho đủ được chỉ tiêu, và chẳng cần động não gì nhiều.
Trong khi đó, những người đi bán hàng, dân sales lại cho rằng họ đem tiền về nuôi cả công ty. Không có họ, thì tiền đổ vào các chiến dịch marketing chỉ tổ lãng phí. Phe làm thị trường chỉ ngồi đó để đợi thành công của thương hiệu từ “gian khổ” của dân sales.
Xét về mặt tổng thể, cả hai cần hỗ trợ nhau tối đa. Marketing tốt giúp bán hàng nhanh hơn. Bán hàng giỏi thì chiến lược tiếp thị càng hiệu quả. Hai bộ phận càng “teamwork”, thương hiệu càng đứng vững.
Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.