Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc theo dõi chặt chẽ hành vi của người dùng trên website và tiến hành các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số tới họ đóng vai trò rất quan trọng để doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức được rằng cách thay đổi hành vi trực tuyến là khác nhau giữa các khu vực. Trong bài viết lần này, Gitiho sẽ tập trung vào Dashboard giúp bạn theo dõi các xu hướng trong khu vực để chuẩn bị cho việc quảng bá cho doanh nghiệp.
Mẫu Google Data Studio “plug-and-play” này sử dụng dữ liệu kênh chéo từ Google Search Console, Google Ads và Google Analytics. Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu, hãy tiếp tục và tạo một bản sao của mẫu bên dưới:
Tạo một bản sao và kết nối dữ liệu của bạn
Đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google có quyền truy cập vào Google Search Console, Google Ads và dữ liệu Google Analytics; sau đó thêm các chế độ xem báo cáo chính làm nguồn dữ liệu mới.
Sau khi nhấp vào “Copy Report”, hệ thống sẽ sử dụng nguồn dữ liệu của bạn để tạo ra một bản sao có thể điều chỉnh trong Dashboard. Chúng mình khuyên bạn nên cung cấp cho Dashboard một lần quét ban đầu để đảm bảo rằng không có hình ảnh nào bị mất trong quá trình truyền nguồn dữ liệu.
Tip
Nếu báo cáo bị hỏng, chúng mình khuyên bạn nên sao chép lại và chạy lại hướng dẫn từng bước một.
Gửi email theo lịch trình
Google Data Studio có tính năng gửi email tự động cho phép bạn gửi một bản sao cập nhật của Dashboard đến hộp thư trên cơ sở được xác định trước. Đây là cách thức thiết lập gửi email tự động trong Data Studio:
Nhấp vào menu thả xuống bên cạnh nút Share và chọn “Schedule email delivery”
Tiếp theo, thêm người nhận thích hợp và chọn nhịp gửi mail thích hợp.
Nếu bạn có nhiều chế độ xem Google Search Console, Google Ads và / hoặc Google Analytics để theo dõi, chúng tôi khuyên bạn nên tạo một bản sao của Dashboard cho mỗi chế độ xem khác nhau, vì việc gửi email tự động sẽ gửi bản sao bằng nguồn dữ liệu hiện tại.
Chuyển đổi kết nối dữ liệu của bạn
Nếu bạn đang làm việc giữa cả Google Search Console, Ads và / hoặc Analytics, bạn có thể sử dụng tính năng kiểm soát dữ liệu cho phép bạn thay đổi giữa các nguồn dữ liệu khác nhau (miễn là chúng nằm trong cùng một tài khoản Google).
Điều này cho phép bạn dễ dàng xem lại nhiều chế độ xem Google Search Console, Quảng cáo và Analytics mà không phải tạo nhiều Dashboard. Nếu bạn không muốn dành thời gian để tạo Dashboard riêng cho từng chế độ xem của mình, bạn sẽ thể thấy phương pháp này đơn giản hơn nhiều.
Dashboard được trình bày để phản ánh kênh tiếp thị – bắt đầu với dữ liệu tìm kiếm không phải trả tiền ở mức cao và kết thúc bằng dữ liệu trang web chi tiết hơn.
Dưới đây là hướng dẫn về cách thiết lập, giải thích và sử dụng mẫu cũng như trình kết nối dữ liệu của Dashboard.
Dữ liệu của Google Search Console
Sử dụng phần này sẽ giúp bạn hiểu cách người dùng tìm kiếm tự nhiên trên Google cho thương hiệu của bạn theo khu vực. Có được những thông tin có giá trị về xu hướng tìm kiếm rộng có thể chỉ ra khi nào khách hàng sẵn sàng cho việc mua sắm tại của bạn.
Chú ý vào các thay đổi trong dữ liệu Google Search Console của bạn – xu hướng tăng số lần hiển thị cho cụm từ tìm kiếm (hoặc bộ thuật ngữ tìm kiếm) là cách nhanh chóng để nhận ra độ yêu thích của người dùng với doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, theo dõi các thay đổi về số lần hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm tại các khu vực chưa từng thấy trước đây cũng là cách nhanh chóng để phát hiện mối quan tâm của người tiêu dùng mới và bạn có thể xử lí bằng các nội dung mới (trong trường hợp số lần nhấp tăng lên cùng với số lần hiển thị).
Dữ liệu của Google Ads
Hệ thống sẽ giúp bạn hiểu cách các lượt tìm kiếm có trả phí đang hoạt động cho thương hiệu của bạn theo khu vực. Khi các doanh nghiệp xem xét kỹ lưỡng ngân sách, phần này có thể giúp xác định những nguồn đang gây lãng phí.
Tại đây, bạn có thể đi sâu vào các nhóm / chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động tốt, cũng như các chiến thuật hoạt động kém hiệu quả cần được cắt giảm.
Lọc phần PPC theo Campaign và Ad Group để xác định các chiến thuật Quảng cáo Google hiệu suất thấp để bạn có thể phân bổ ngân sách tốt hơn. Xem chi tiết bản đồ địa lý để xem nỗ lực Quảng cáo Google của bạn đang hoạt động tốt ở đâu; điều này có thể cho bạn biết rằng khách hàng ở những khu vực này có thể sẽ tiếp tục chi tiêu cho doanh nghiệp của bạn.
Bước tiếp theo, bạn có thể sử dụng những thông tin này để chuyển hướng ngân sách PPC đến các khu vực có hiệu suất cao hơn hoặc thực hiện điều chỉnh giá thầu cho các khu vực có hiệu suất thấp.
Dữ liệu của Google Analytics
Sử dụng phần này để hiểu cách người dùng hành động trên trang web của bạn theo khu vực. Lọc theo các nguồn lưu lượng để xem kênh tiếp thị nào có hiệu suất cao và lưu lượng truy cập có giá trị đến từ đâu. Chúng cũng bao gồm hiệu suất mục tiêu và hiệu suất thương mại điện tử để gắn kết các nỗ lực tiếp thị với các mục tiêu kinh doanh của bạn.
Tận dụng dữ liệu Google Analytics để thông báo về những thay đổi quan trọng trong hành vi của người dùng trên trang web. Sử dụng bảng Internal Site Search theo vùng để hiểu xu hướng mới về những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm trên trang web của bạn – có thể bạn sẽ thấy khách truy cập đột nhiên quan tâm đến một sản phẩm cụ thể hoặc có lẽ họ đang tìm kiếm việc làm trên trang web của bạn hoặc cho nội dung blog.
Sau đó, bạn có thể mang thông tin này đến nhóm UX của mình để tối ưu hóa cho trang web. Cũng có thể xem xét sử dụng Google Optimize để cá nhân hóa nội dung mà người dùng nhìn thấy tùy thuộc vào khu vực họ đã đăng nhập và xu hướng lưu ý trong các tìm kiếm nội bộ.
Bốn Scorecards thể hiện hiệu suất mục tiêu sẽ cho phép bạn nhanh chóng hiểu site mục tiêu nào đang hoạt động. Layer này với dữ liệu khu vực sẽ giúp bạn xem được khách truy cập chất lượng cao đến từ đâu, hoặc có thể thông báo nhắm mục tiêu lại cho các chuyển đổi cao hơn.
Tip
Hãy chắc chắn cập nhật các Mục tiêu Google Analytics vì chúng cần được cập nhật thủ công theo từng bản sao. Ngoài ra, nếu bạn không bán các sản phẩm trên trang web của mình, hãy đảm bảo xóa các số liệu đó và thay thế chúng bằng các số liệu khác phù hợp hơn với bạn.
Dữ liệu địa lý của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Gitiho hy vọng rằng bằng cách sử dụng Dashboard để theo dõi các xu hướng khu vực sẽ giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng cho doanh nghiệp của bạn. Chúng mình cũng khuyên bạn nên kiểm tra Dashboard nhiều lần mỗi tuần để đảm bảo bạn luôn cập nhật các thay đổi cho việc tối ưu hóa các mục tiêu.
Xem thêm:
Khóa học Google Data Studio tập trung vào kiến thức thực tế, không nặng lý thuyết giúp bạn dễ thực hành và áp dụng ngay vào công việc
Nếu bạn muốn học cách ứng dụng công cụ này để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực quan , tham khảo ngay khóa học Google Data Studio cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé.
Nhấn Học thử và Đăng ký ngay!