Nghề nào cũng có cái được và cái mất, kế toán cũng không phải ngoại lệ. Người làm nghề kế toán không phải chỉ mỗi làm việc nhẹ nhàng, hưởng lương ổn định như nhiều người nói, họ cũng phải chịu rất nhiều áp lực khác. Nếu như xác định được sớm những yếu tố được và mất khi làm nghề kế toán, bạn sẽ có định hình con đường sự nghiệp một cách đúng đắn, cũng như chuẩn bị tâm lý vững vàng khi đối diện với những khó khăn trong quá trình làm việc.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Doanh nghiệp nào cũng cần có kế toán để kiểm soát và đánh giá tình hình phát triển của mình. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng ngành này luôn cao, cao hơn các ngành khác rất nhiều.
Sinh viên năm cuối hoặc sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty để thực tập lấy kinh nghiệm cũng như bước đầu tiếp cận nghiệp vụ kế toán trong môi trường doanh nghiệp thực tế.
Sau một vài năm tích lũy đủ kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong nghề, bạn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí cao hơn như kế toán trưởng,…tại các công ty khác. Vì nếu bạn đã là một kế toán lâu năm, có chuyên môn và kinh nghiệm, bạn sẽ luôn được các doanh nghiệp coi trọng.
Tuy nhiên, để có cơ hội thăng tiến nhanh trong sự nghiệp, bạn cần nâng cao nghiệp vụ kế toán cũng như các kỹ năng liên quan như tin học văn phòng, kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức tốt…Có như vậy, cơ hội thăng tiến trong công việc mới rộng mở.
Một trong những ưu điểm của nghề kế toán là lương tương đối ổn, cộng thêm các chính sách, phúc lợi tốt hơn so với nhiều nghề khác. Mức lương cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động trong khoảng 4 – 5 triệu, với người đã có kinh nghiệm dao động khoảng 7 – 10 triệu, chưa kể nếu làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, mức lương sẽ còn cao hơn.
Vì kế toán là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nên ngoài làm ở doanh nghiệp chính thức 8 tiếng một ngày, nhiều bạn còn nhận thêm việc kế toán ở bên ngoài để làm thêm.
Người làm kế toán có thể kiêm thêm nhiều vai trò ở nhiều vị trí khác nhau như tài chính, quản lý, kiểm toán và thuế. Với sự đa dạng trong nghề mà một nhân viên kế toán thực sự có năng lực sẽ có rất nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của mình.
>> SINH VIÊN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN NÊN BỔ SUNG KỸ NĂNG GÌ?
Hàng ngày làm việc với sổ sách, con số, chứng từ…dễ đem lại cảm giác nhàm chán, ngán ngẩm, thậm chí là chán nghề đối với người làm nghề kế toán. Bởi vậy, để theo đuổi công việc này dài lâu, bạn cần có một tình yêu đủ lớn với nghề kế toán và một sự quyết tâm lớn.
Nghề kế toán còn đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn thận và một tư duy logic. Tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác qua những con số, chỉ một sai sót nhỏ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán phải hết sức cẩn trọng trong công việc.
Nghề kế toán gắn liền với những con số, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, áp lực công việc lớn. Chưa kể vào cuối năm, thời điểm làm báo cáo tài chính, quyết toán, công việc dồn dập đòi hỏi độ chính xác càng cao và phải làm thêm giờ, tăng ca cho kịp tiến độ công việc. Đây được đánh giá là một trong những nghề chịu áp lực cao trong thời gian làm việc.
Có thể thấy, kế toán có thể mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức. Vì vậy, để tiến xa trên con đường sự nghiệp này, bạn cần có kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng giỏi, một bản lĩnh vững vàng và một tình yêu thật lớn với nghề kế toán. Ai đã muốn theo đuổi nghề này, cần hiểu đúng bản chất của kế toán. Mọi người cũng cần thay đổi quan niệm về nghề kế toán để biết trân trọng hơn những người đang làm công việc này.
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!