Những điểm mới của Bộ Luật lao động 2019 tác động đến công tác quản trị nhân sự

Nội dung được viết bởi Sabrina

Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2021 đã thay thế toàn bộ văn bản Luật lao động năm 2012. Vậy những nội dung thay đổi đó là gì, chúng ta hãy cùng Gitiho tìm hiểu nhé. Theo thống kê của Gitiho thì Luật Lao động năm 2019 có tất cả 68 điểm mới so với Luật lao động năm 2012. Cụ thể:

68 nội dung mới trong Bộ Luật Lao động 2019 so với văn bản cũ

1. Bổ sung đối tượng áp dụng: Người làm việc không có quan hệ lao động (Điều 2)
2. Thay đổi, bổ sung một số khái niệm (Điều 3)
3. Chính sách của nhà nước về lao động (Điều 4)
4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động (Điều 5)
5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (Điều 6)
6. Xây dựng quan hệ lao động (Điều 7)
7. Bổ sung trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động (Điều 12)
8. Nhận dạng hợp đồng lao động (Điều 13)
9. Hình thức hợp đồng lao động (Điều 14)
10. Cấm người sử dụng lao động ép người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả khoản nợ người lao động đã vay người sử dụng lao động (Điều 17)
11. Loại hợp đồng lao động (Điều 20)
12. Không được gia hạn hợp đồng lao động (Điều 22)
13. Thử việc (Điều 24)
14. Thời gian thử việc (Điều 25)
15. Kết thúc thời gian thử việc (Điều 27)
16. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Điều 30)
17. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (Điều 31)
18. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 34)
19. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (Điều 35)
20. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động (Điều 36)
21. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 41)
22. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 42)
23. Bổ sung nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình DN (Điều 43)
24. Phương án sử dụng lao động (Điều 44)
25. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 45)
26. Trợ cấp thôi việc (Điều 46)
27. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 48)
28. HĐLĐ vô hiệu (Điều 49)
29. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động (Điều 53)
30. Hợp đồng cho thuê lại lao động (Điều 55)
31. Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề (Điều 59)
32. Học nghề, tập nghề (Điều 61)
33. Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62)
34. Đối thoại tại nơi làm việc (Điều 63
35. Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể (Mục 2,3 Chương V)

36. Mức lương tối thiểu (Điều 91)
37. Định nghĩa mức lao động (Điều 93)
38. Trả lương (Điều 95)
39. Tiền lương ngừng việc (Điều 99)
40. Thưởng (Điều 104)
41. Làm thêm giờ (Điều 107)
42. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt (Điều 108)
43. Nghỉ trong giờ làm việc (Điều 109)
44. Bổ sung thêm 01 ngày nghỉ lễ (Điều 112)
45. Nghỉ hằng năm (Điều 113)
46. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Điều 115)
47. TGLV, TGNN đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt (Điều 116)
48. Nội quy lao động (Điều 118)
49. Đăng ký NQLĐ (Điều 119)
50. Hiệu lực của NQLĐ (Điều 121)
51. Bổ sung hành vi bị kỷ luật sa thải (Điều 125)
52. Bổ sung trường hợp cấm xử lý kỷ luật lao động (Điều 127)
53. Bảo vệ thai sản (Điều 137)
54. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ mang thai (Điều 138)
55. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng thai sản, sinh đẻ và nuôi con (Điều 142)
56. Khi sử dụng LĐ CTN, phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (Điều 143)
57. Cấm sử dụng NLĐ từ đủ 15 đến dưới 18 làm việc tại điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò
chơi điện tử (Điều 147)
58. Được thỏa thuận giao kết nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn với NLĐ cao tuổi (Điều 149)
59. Điều kiện NLĐ nước ngoài làm việc tại VN (Điều 151)
60. NLĐ nước ngoài làm việc tại VN không thuộc diện cấp phép (Điều 154)
61. Chỉ được gia hạn GPLĐ 01 lần (Điều 155)
62. Các trường hợp GPLĐ hết hiệu lực (Điều 156)
63. Mở rộng quyền cho NLĐ khuyết tật (Điều 160)
64. NLĐ làm việc trong lĩnh vực hàng hải, hàng không (Điều 166)
65. Tăng tuổi nghỉ hưu (Điều 169)
66. Thay đổi nhiều quy định do có sự xuất hiện nhiều tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở
67. Thay đổi một số quy định về tranh chấp và giải quyết TCLĐ, đình công và giải quyết đình công.
68. Quyền của thanh tra lao động (Điều 216)

Cùng với việc Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực là sự chấm dứt hiệu lực của Bộ Luật Lao động năm 2012. 

Vậy là ở bài viết này, Gitiho đã giới thiệu đến các bạn 68 điểm sửa đổi/ bổ sung của Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 so với Bộ Luật Lao động năm 2012. Chúng ta cùng đi chi tiết những tác động của Bộ Luật mới đến công tác quản trị nhân sự tại các đơn vị như thế nào trong các bài viết tiếp theo của Gitiho nhé.

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông