Những điều cần biết về mô hình MARKETING 4C

Nội dung được viết bởi Hương Đinh

Mô hình Marketing 4C trong thời hiện đại đang ngày càng bộc lộ rõ những ưu điểm nổi bật của mình. Có tiềm năng thay thế Marketing 4P, trở thành mô hình đứng đầu trong các chiến lược Marketing. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn mô hình 4C trong Marketing.

Mô hình Marketing 4C là gì?
Mô hình Marketing 4C được phát triển bởi Robert Lauterborn vào năm 1990, mô hình này được xem là phiên bản nâng cấp hơn của mô hình Marketing 4P trước đây. Marketing hiện đại coi khách hàng là thượng đế nhưng hầu hết các lý thuyết của mô hình Marketing 4P chỉ nhắm đến mục tiêu bán được sản phẩm. Ngược lại, Marketing 4C là mô hình được xây dựng trên nền tảng bảo vệ lợi ích tuyệt đối của khách hàng.

Thay vì bổ sung các yếu tố mới, mô hình Marketing 4Cs cung cấp một cái nhìn hiện đại và khác biệt về Marketing Mix 4P dựa trên quan điểm của một người tiêu dùng hiện đại, những người phải đối mặt với nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ trong các thị trường quá bão hòa. 4C trong Marketing bao gồm 4 khía cạnh: Customer Value, Cost, Convenience và Communication.

Trong tình hình kinh tế thay đổi chóng mặt hiện nay, ngày càng khó để các nhà bán hàng làm hài lòng người mua. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tiềm năng của mô hình Marketing 4C và áp dụng thành công nó trong các chiến dịch Marketing của mình.

4 yếu tố chính của mô hình 4C trong Marketing 
Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng)
Yếu tố đầu tiên của mô hình 4C trong Marketing chính là Customer Solutions (Giải pháp dành cho khách hàng).

Đối với yếu tố này, doanh nghiệp nên hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang gặp những vấn gì gì hay có nhu cầu như thế nào để từ đó sản xuất và phát triển sản phẩm / dịch vụ hữu ích mà khách hàng cần, giúp đem lại giải pháp phù hợp đến với khách hàng.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có thể phát triển được những tính năng sản phẩm phù hợp với những nhu cầu đó.

Khi tập trung vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng, là một giải pháp hiệu quả giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của mình thành công chứ không phải chỉ là giải pháp thu lời trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời đối với yếu tố Customer Solutions có thể được kể đến như:

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
Nhu cầu và mong muốn của họ là gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị gì đến với khách hàng mục tiêu?
Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng?

Customer Cost (Chi phí của khách hàng)
Yếu tố thứ 2 trong mô hình 4C trong Marketing là Customer Cost (Chi phí khách hàng).

Chi phí của khách hàng ở đây không chỉ là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua sản phẩm. Đây còn là chi phí liên quan đến chi phí sử dụng, chi phí vận chuyển hay bảo hành sản phẩm, các khoản phí bổ sung có thể phát sinh khi mua sản phẩm như thời gian, công sức và tiền bạc dành cho việc nghiên cứu sản phẩm….

Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra giá bán sản phẩm hợp lý sao cho chi phí khách hàng bỏ ra tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại.

Đối với yếu tố này, một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời bao gồm:

Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm như thế nào?
Doanh nghiệp cần nghiên cứu những gì để đưa ra mức giá phù hợp?
Mức giá này có mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp không?
Tổng chi phí mà khách hàng phải chịu khi mua hàng là bao nhiêu?
Giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng có phù hợp với mức giá?
Convenience (Thuận tiện)
Yếu tố thứ 3 của mô hình 4C trong Marketing đó là Convenience (Thuận tiện).

Khi nhắc đến yếu tố thuận tiện trong mô hình Marketing Mix 4P, việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại các địa điểm (Place) mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận để mua sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ đem lại sự thuận tiện đến cho họ.

Tuy nhiên, đối với mô hình 4C trong Marketing, sự thuận lợi sẽ không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn địa điểm hoặc nơi phân phối nữa. Sự thuận lợi cho khách hàng ở mô hình 4C có thể bao gồm việc liệu họ có thể tiếp cận được đến sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng ở cả cửa hàng thực tế lẫn cửa hàng trên nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử của doanh nghiệp hay không.

Để thích ứng với xu hướng mua hàng online thời đại 4.0, các doanh nghiệp cần phân tích thói quen mua sắm của nhóm khách hàng mục tiêu của mình để tìm biết được họ thích mua sắm trực tuyến hay tại các cửa hàng? Nếu là mua sắm trực tuyến thì họ thường mua sắm trên nền tảng nào,… từ đó xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng.

Một số câu hỏi đối với yếu tố này bao gồm:

Điều trở ngại nào khiến khách hàng khó tiếp cận đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp sẽ khắc phục những trở ngại này như thế nào?
Website thương mại điện tử của doanh nghiệp đã được tối ưu chưa?
Quy trình mua hàng trực tuyến, thanh toán có được đơn giản hóa và an toàn cho khách hàng không?
Communication (Giao tiếp)
Yếu tố cuối cùng của mô hình 4C trong Marketing là Communication – Giao tiếp.

Nếu như đối với mô hình Marketing Mix 4P, yếu tố Promotion sẽ là những kênh giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm / dịch vụ của mình tới một số lượng lớn khách hàng thì đối với mô hình 4C, doanh nghiệp cần xác định những kênh có thể giúp mình giao tiếp được với khách hàng hiệu quả.

Giao tiếp chính là chìa khóa để tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Thay vì chiến lược truyền thông một chiều, việc giao tiếp 2 chiều với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và đem lại trải nghiệm tích cực hơn đến với họ.

Trên cơ sở giao tiếp, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng của mình tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy sự gia tăng của doanh số bán hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như sau đối với yếu tố Communication:

Khách hàng mục tiêu thường xuất hiện ở những kênh nào?
Doanh nghiệp đã có kế hoạch truyền thông nào vừa có thể tiếp thị sản phẩm, vừa giao tiếp, thu thập phản hồi cũng như thông tin về khách hàng chưa?
Sự tương tác với khách hàng mang lại lợi nhuận như thế nào? Tỷ lệ khách hàng trung thành tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Kết luận
Trong thị trường hiện tại, người tiêu dùng có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Do đó, các chiến lược Marketing của bạn sẽ thành công hơn nếu bạn biết cách ứng dụng Marketing Mix 4Cs – tiếp cận theo hướng lấy khách hàng làm “trọng tâm”. Hơn hết, khi thương hiệu có khả năng thấu hiểu khách hàng, thì việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa cả hai không còn là vấn đề khó.

Mong rằng những chia sẻ về mô hình 4C Marketing đã cung cấp cho bạn những thông tin giá trị. Hãy cố gắng áp dụng phương thức này bởi bạn sẽ không bao giờ chịu thiệt khi đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông