Marketing là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong kinh doanh của của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là 8 mô hình marketing phổ biến là những chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh. Áp dụng linh hoạt, đúng thời điểm là cách làm khôn khéo để thành công.
1. Mô hình marketing 4P
Mô hình 4p trong marketing là mô hình nghiên cứu marketing truyền thống kinh điển, quen thuộc nhất với dân marketer.
Hầu như tất cả các chiến lược marketing được thiết lập đều bắt đầu với mô hình này. Với bốn thành tố chính:
Product (sản phẩm),
Price (Giá cả),
Place (Phân phối),
Và promotion (Xúc tiến hỗn hợp),
Mỗi người làm marketing cần nghiên cứu và điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
Tùy vào tình hình thực tế của thị trường mà bộ phận marketing trong các doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách "trộn lẫn" 4 yếu tố theo cách tối ưu nhất
Mô hình 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và phổ biến nhất trong hoạt động marketing, nó sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn hơn về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu giúp bạn tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng.
Và cho dù kế hoạch marketing của bạn có hoàn hảo thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên xem xét lại chiến dịch marketing ấy để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp: sản phẩm hoặc dịch vụ hay thị trường, sự tăng trưởng để thích nghi với môi trường cạnh tranh luôn biến đổi, hay sự thay đổi nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
2. Mô hình chiến lược 7P
Đây là chiến lược marketing mix 4P kết hợp thêm 3 yếu tố. Chiến lược marketing mix 7P bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), quy trình (Process), con người (People), triết lý (Philosophy).
Marketing mix 7P cần kết hợp tất cả các yếu tố để chúng phối hợp với nhau theo cách nhịp nhàng nhất, tạo ra ảnh hưởng tích cực nhất đến quá trình bán và mua sản phẩm. Để lên kế hoạch chiến lược marketing mix 7P hiệu quả bạn phải tìm hiểu nhiều yếu tố từ những yêu cầu của thị trường và phục vụ cho các phân khúc khách hàng cụ thể.
3. Mô hình marketing 4C
Khi nói đến Marketing, người ta không thể không nhắc đến Marketing Mix (một số nơi thì để nguyên bản tiếng Anh, một số nơi quen gọi là Marketing Hỗn hợp). Và khi nói đến Marketing Mix, người ta hay nói đến 4P truyền thống. Tuy nhiên theo chuyên gia marketing hiện nay đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp.
Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra.
Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.
4. Mô hình 3C trong marketing
Người tiêu dùng bây giờ ngày càng khó tính hơn khi quyết định lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm / dịch vụ. Hay nói một cách đơn giản là làm sao bạn phải khiến mình nổi bật hơn cả giữa hàng nghìn các đối thủ là các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự tinh chỉnh về các thông điệp truyền thông, tiếp thị là vô cùng quan trọng, nên bạn có thể tham khảo qua “nguyên tắc 3C”.
Chuỗi 3C chính là mô hình bao gồm các nguyên tắc quan trọng giúp bạn tạo ra được nội dung, truyền tải thông điệp phù hợp đến với khách hàng nhất. 3C là 3 chữ C trong mô hình này đó là: Crisp: Ngắn gọn , Customer Centric: Khách hàng làm trọng tâm, Consistent: Nhất quán.
5. Mô hình phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Streng (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể hiểu mô hình SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
Sử dụng SWOT sẽ giúp bạn nhận được chính mình, đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.
Tuy nhiên, nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có bất cứ động thái đặc biệt nào thì việc phân tích này chẳng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 yếu tố trên hãy đưa ra chiến lược phù hợp.
6. Mô hình SAVE – Mô hình marketing hiện đại
Mô hình Marketing 4P’s đã tồn tại qua hàng thế kỷ, 4P’s bao gồm Price, Product, Place và Promotion. Hiện nay với sự trợ giúp của công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số, dường như mô hình 4P’s không còn hoàn toàn đúng với thực tiễn.
Mô hình Marketing SAVE đã được đưa ra, ban đầu SAVE xác định viết lại định nghĩa 4Ps và hướng tới B2B, song khi phân tích kỹ, SAVE phù hợp với tất cả các mô hình doanh nghiệp và đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội.
Bốn thành tố của mô hình SAVE: Solution (giải pháp), Access (thâm nhập), Value (Giá trị) và Education (giáo dục). Trong đó Access và Education đang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong Kỷ nguyên số .
7. Mô hình chiến lược 9P
9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, với sự ứng biến liên tục của 9P nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt hơn trong một thế giới kinh doanh phức tạp và cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp nào tận dụng được tốt những thách thức kinh doanh trong 9P thì họ cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ rất tốt.
Những yếu tố tồn tại trong 9P bao gồm:
People ( Con người)
Process ( Quy trình)
Performance ( Hiệu suất)
Productivity (Năng suất)
Product (Sản phẩm)
Promotion (Xúc tiến)
Pricing (Gía cả)
Profitability (Lợi nhuận)
Property (Tài sản sở hữu)
Kết luận
Trên đây là tổng hợp tất cả các mô hình trong marketing dành cho doanh nghiệp, hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho tất cả những người làm marketing với mong muốn đưa doanh nghiệp mình lên một vị trí cao hơn.
Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.