Phân tích luồng chảy tài chính - "dòng máu vô hình" trong Doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Hương Đinh

Hoạt động kinh doanh vốn được ví như là trái tim của một cơ thể, còn dòng tiền chính là dòng máu nóng của cơ thể đó. Để xem xét một doanh nghiệp có “khỏe” hay không? Trước hết phải xem xét dòng máu nóng của doanh nghiệp có vận hành tốt không? Cùng Gitiho tìm hiểu cách quản lý dòng tiền và kiểm soát luồng chảy tài chính trong doanh nghiệp.

Phân tích dòng tiền góc nhìn tài chính với thực chất là với mục đích tìm ra khả năng, xu hướng cân đối dòng tiền cho nhu cầu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu dòng tiền của từng hoạt động. Từ đó giúp chủ doanh nghiệp nhận thức được dòng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thanh toán, trong hoàn trả lãi, trong hoàn trả vốn huy động.

Dòng tiền chính là “Dòng Máu Nóng Của Doanh Nghiệp”.
Hoạt động kinh doanh vốn được ví như là trái tim của một cơ thể, còn dòng tiền chính là dòng máu nóng của cơ thể đó. Để xem xét một doanh nghiệp có “khỏe” hay không? Trước hết phải xem xét dòng máu nóng của doanh nghiệp có vận hành tốt không? Cũng giống như đang xem tình trạng sức khỏe của một con người.

Hơn 80% các doanh nghiệp SME gặp vấn đề về dòng tiền chảy liên tục trong doanh nghiệp, như: thiếu tiền nhập hàng, trả lương trễ cho nhân ciên, kế toán báo cáo chậm ảnh hưởng kế hoạch tài chính, trả chậm nhà cung cấp, hết tiền chạy marketing…

Trên thực tế, có rất nhiều cách thức và phương pháp để phân tích dòng tiền. Tuy nhiên, Gitiho chỉ đưa ra các nguyên lý về dòng tiền để bạn đọc hiểu rõ về bản chất việc phân tích dòng tiền.

Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp
Dòng tiền (Cash Flow) được hiểu là sự chuyển động của tiền mặt trong tổ chức. Dòng tiền thường được dùng trong phân tích tài chính, đó là những thay đổi của tài khoản tiền mặt diễn ra trong thời kỳ kế toán. Ngoài ra dòng tiền cũng được dùng trong phân tích đầu tư, đó là lợi nhuận, hay thu nhập ròng, cộng với lượng tiền trích vào quỹ khấu hao. Đây chính là nguồn vốn nội bộ dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào mục đích đầu tư.

Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đó là tạo ra được dòng tiền dương. Cuối kỳ, doanh nghiệp sẽ lập ra một bản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để báo cáo tình hình luồng chảy tài chính trong tổ chức.

Ngoài ra có 6 mục tiêu chính trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp, cụ thể:

1. Hiểu Dòng tiền của bạn, từ đó có những chiến lược tài chính và kinh doanh phù hợp.
2. Tăng doanh số bán hàng là việc cần được ưu tiên hơn chứ không phải cắt giảm chi phí
3. Giảm thời gian các khoản phải thu xuống bằng cách kiểm soát những lý do khách hàng có thể sử dụng để hoãn thời gian trả nợ đến hạn.
4. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng
5. Lập kế hoạch dòng tiền ngắn hạn (3-6 tháng để chuẩn bị nguồn tiền cho các quyết định tài chính)
6. Lập kế hoạch kinh doanh để biết chuẩn bị tiền phù hợp. Đơn giản chúng ta hình dung muốn doanh thu tăng 200% thì tài sản phải tăng 200% nên nếu chúng ta nhận quá nhiều hợp đồng mà không đáp ứng được tiền sẽ gây nguy hiểm đến công ty.
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Với mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có những phương thức quản lý khác nhau phù hợp. Và cần có các chỉ tiêu tài chính dành cho doanh nghiệp đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Song dù là quản lý như thế nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tuân theo các nguyên tắc quản lý tài chính sau đây:

Quản lý có hệ thống
Chi phải ít hơn thu
Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi
Lưu ý đến sự tác động của thuế
Luôn có phương án dự phòng
Hạn chế nợ đối với tài sản tạo thu nhập
Đối với một doanh nghiệp, dòng tiền không đủ sẽ có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Ngay cả vấn đề dòng tiền ngắn hạn cũng có thể khiến một công ty gặp khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động. Ngoài việc hiểu rõ các quy tắc và dòng chảy tài chính của doanh nghiệp, việc sử dụng các phương pháp hay nhất này có thể giúp bạn quản trị hiệu quả dòng tiền của mình và có sẵn các nguồn lực để tăng trưởng và mở rộng.

PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN – “HÃY CHÚ TRỌNG VÀO TIỀN MẶT”
Dòng tiền khác với lợi nhuận. Việc sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là chìa khóa để hiểu tiền mặt, là huyết mạch của doanh nghiệp sẽ được quản lý hiệu quả như thế nào. Nhưng, trên thực tế trong bộ Báo cáo tài chính thì Báo cáo lưu chuyển tiền thường rất ít được quan tâm và sử dụng. Điều này được chứng mình qua hầu hết các Doanh nghiệp SME, nhân sự kế toán đa phần là không biết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chứ chưa nói đến là biết đọc và phân tích. Từ hệ lụy đó có thể suy ra rằng do nhu cầu thông tin của người lãnh đạo doanh nghiệp về dòng tiền chưa có, hoặc là do không biết có một loại báo cáo này đang tồn tại.

Mà chỉ biết rõ nhất là khi tiền mặt ngừng lưu thông thì doanh nghiệp đó không còn tồn tại nữa. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện lợi nhuận được tạo ra trong kỳ kế toán nhưng lợi nhuận không phải là tiền mặt, mà điều quan trọng là phải biết được lượng tiền mặt thực tế thu vào và chi ra là bao nhiêu.

Ví dụ, khi đánh giá một dự án đầu tư thì một trong những key quan trọng nhất của phân tích dòng tiền là đánh giá được lượng tiền mặt thu về ở tương lai so với thời điểm hiện tại là bao nhiêu, khi đánh giá được rồi thì phải có những phương án gì để kiểm soát. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sử dụng tiền mặt làm phương tiện khách quan để có thể kiểm tra được tính chính xác hiệu quả số dư tiền mặt.

Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông