4 bước xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Phương án kinh doanh là yếu tố giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững. Nhưng không phải công ty nào cũng biết cách xây dựng hiệu quả.

Bài viết sau đây Gitiho sẽ chia sẻ chi tiết về các loại phương án kinh doanh, vai trò trong doanh nghiệp. Ngoài ra các bước thiết lập cũng được phân tích cụ thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.       

Tìm hiểu chi tiết về phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Khi các nhà quản trị tập trung lập phương án đồng nghĩa họ quyết định bắt tay vào một thương vụ kinh doanh. Hiểu rõ về hoạt động này bạn sẽ chủ động hơn trong quá trình xây dựng, triển khai hiệu quả. 

Khái niệm phương án kinh doanh là gì?

Phương án kinh doanh (Business Project) là tổng hợp những đánh giá, phân tích, lựa chọn và tác nghiệp bài bản. Chúng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế. 

phuong-an-kinh-doanh-1
Phương án kinh doanh chính là một bản kế hoạch hành động cụ thể cho doanh nghiệp

Với một thương vụ kinh doanh, phương án kinh doanh giống như một bản tường trình về kế hoạch hành động. Vì thế, yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Các nghiệp vụ giao dịch phân tích, lựa chọn khách hàng được tổng hợp là nghiệp vụ kiểm định tính khả ty của từng thương vụ kinh doanh. 

CEO Facebook Mark Zuckerberg từng chia sẻ: “Trong một thế giới thay đổi chóng mặt, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm”. Phương án kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp cũng giống vậy. Chúng mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. 

Vì thế mỗi người làm kinh doanh đều cần rà soát, kiểm soát kỹ càng trước khi đưa ra phương án kinh doanh phù hợp. Đồng thời nhà quản trị phải đảm bảo chiến lược đưa ra kịp thời, đúng lúc, như cách Jack Ma đã thực hiện: “Có 3 yếu tố để thành công: Đúng thời điểm, đúng người, chuẩn bị trước cho chặng đường 10 năm”. 

Phân loại phương án kinh doanh phổ biến

Phương án kinh doanh được phân loại căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương của NXB Đại học Kinh tế quốc dân, phương án kinh doanh có những loại sau:

phuong-an-kinh-doanh-2
Tùy vào quy mô, loại hình doanh nghiệp sẽ có những phương án khác nhau
  • Căn cứ thời gian kinh doanh: Kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh trung hạn, kinh doanh dài hạn. 
  • Căn cứ quy mô: Phương án kinh doanh nhỏ, phương án kinh doanh trung bình và lớn. 
  • Căn cứ mặt hàng kinh doanh: Phương án kinh doanh hàng tiêu dùng, kinh doanh máy móc thiết bị, kinh doanh vật tư, vật liệu. 

Tùy vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề chúng ta có thể phân chia thành những phương án kinh doanh khác nhau. Song dù loại hình nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Vai trò của phương án kinh doanh đối với doanh nghiệp

Nếu đi sâu tìm hiểu phương án kinh doanh là gì bạn sẽ biết không đơn thuần yếu tố này lại được nhà quản trị quan tâm đến vậy. Chỉ khi nắm rõ kế hoạch hành động bạn mới chủ động, sẵn sàng đối phó với những khó khăn, thử thách. 

phuong-an-kinh-doanh-3
Phương án kinh doanh là bản kế hoạch mang tính tổng quát nhất

Như Jack Ma từng chia sẻ: “Nếu muốn phát triển, hãy tìm kiếm cơ hội tốt. Nếu muốn sở hữu công ty lớn, hãy nghĩ về những vấn đề phải đối mặt trước khi nghĩ tới thành công”. Phương án kinh doanh sẽ mở ra đường đi đúng đắn nhờ mang đến những lợi ích sau:

  • Phương án kinh doanh là bản kế hoạch tổng quát nhất đề cập từ lý do chọn mặt hàng kinh doanh, thị trường, giá cả, đối tác đến các giải pháp vốn, tài chính, nhân sự. Qua đó cho nhà quản trị thấy được bức tranh viễn cảnh của thương vụ kinh doanh rõ ràng. 
  • Đóng vai trò là thước đo sự tự tin, chuẩn xác của người lập trong kinh doanh. 
  • Định hướng mục tiêu khi thực hiện thông qua việc đưa ra hệ thống các chỉ tiêu định lượng hiệu quả. 
  • Tường trình đầy đủ giải pháp, chỉ tiêu, hiệu quả kinh tế ở hiện tại, tương lai gần. 

Có thể thấy, phương án kinh doanh được coi là bước dự toán quan trọng trước khi thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, quyết toán trong tiếp thị. Vì thế, nhà quản trị cần tập trung sức lực, trí lực, nguồn lực để xây dựng kế hoạch tối ưu nhất. 

4 bước xây dựng phương án kinh doanh chi tiết

Theo Joseph Addison: “Trong kinh doanh, không gì cần thiết hơn sự nhanh nhạy”. Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng về nhân sự, tài chính, thị trường cũng thay đổi liên tục. Vì thế nhanh nhạy chính là điều tiên quyết để bạn nắm bắt cơ hội, xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả. 

Dưới đây là 4 bước lên kế hoạch kinh doanh cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị lập phương án kinh doanh

Để lập phương án kinh doanh tổng thể, chúng ta cần có hiểu biết cơ bản về kinh doanh, quản trị. Bên cạnh đó bạn phải nắm rõ quy trình sản xuất, đặc thù ngành nghề, mô hình doanh nghiệp. Thông qua đó, bạn mới bắt đầu triển khai, thực hiện các hoạt động phù hợp. 

phuong-an-kinh-doanh-4
Phương án kinh doanh cần thực tế, đầy đủ thông tin cho các đối tượng liên quan

Phương án kinh doanh nên xây dựng hợp lý đảm bảo cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các đối tượng. Những thông tin đầu vào phụ thuộc vào tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh cũng như thói quen tiêu dùng của khách hàng. 

Bước 2: Xây dựng nội dung

Quá trình kinh doanh gồm nhiều hoạt động khác nhau và liên quan chặt chẽ. Vì thế phương án kinh doanh cũng được tạo thành từ đa dạng nội dung. Chẳng hạn như: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, so sánh với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu các nguồn đầu vào – đầu ra cho sản phẩm. 

phuong-an-kinh-doanh-5
Nội dung phương án kinh doanh cần căn cứ vào mục tiêu và tình hình hiện tại của công ty

Đây là căn cứ để doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó nhà quản trị còn đưa ra kế hoạch tài chính, huy động vốn và phân bổ nguồn lực cho phương án theo từng giai đoạn. 

Bước 3: Xây dựng phương án tổng thể

Ở bước này bạn cần dựa trên các nội dung đã đề xuất ở bước 2. Phương án kinh doanh phải cụ thể, đáp ứng được mục tiêu và căn cứ vào đó để triển khai thực hiện, đánh giá hoạt động xung quanh. 

phuong-an-kinh-doanh-6
Phương án càng cụ thể, chi tiết sẽ càng thuyết phục đối tác, nhà đầu tư

Để thu hút đối tác, nhà đầu tư, phương án đưa ra nên rõ ràng, thể hiện tính khả thi và hiệu quả. Như vậy mới có sức thuyết phục cao nhất để họ quyết định xuống tiền đầu tư. 

Phương án dùng cho vay vốn, nội dung cần tuân theo quy định của các tổ chức tín dụng đưa ra. Tốt nhất bạn hãy trình bày thành một bộ hồ sơ đầy đủ mục đích, kế hoạch sử dụng ngân sách. Mọi thứ càng cụ thể, chi tiết, minh bạch sẽ càng có cơ hội được duyệt cao. 

Bước 4: Đánh giá, hoàn thiện

Bước đánh giá phương án kinh doanh vô cùng quan trọng. Tất cả cần được nhìn nhận khách quan nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của dự án. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ biết điều chỉnh ở đâu, bổ sung như thế nào cho hoàn thiện. 

phuong-an-kinh-doanh-7

Như vậy dù phương án kinh doanh lập ở giai đoạn phát triển nào của doanh nghiệp cũng nên thực tế, căn cứ vào tình hình hiện tại. Như vậy mới có thể đi vào triển khai thay vì chỉ là bản kế hoạch nằm im trên giấy. 

Qua đây chắc hẳn bạn đã biết nên xây dựng phương án kinh doanh từ đâu. Để tham khảo thêm nhiều thông tin về thị trường bạn đừng quên theo dõi cập nhật từ Gitiho. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông