Phương pháp phân bổ tài chính cho từng bộ phận trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Hương Đinh

Việc kiểm soát, phân bổ chi phí luôn là một trong những quyết sách trọng tâm của cấp lãnh đạo. Làm sao để quản lý tài chính một cách hiệu quả và phân bổ được tài chính đối với từng bộ phận, những nguyên tắc tối quan trọng dưới đây CEO cần nắm chắc và ghi nhớ.

Ý nghĩa thực tiễn của phân bổ tài chính

Tài chính giống như huyết mạch của doanh nghiệp, để tiền đẻ ra tiền, sinh thêm nhiều lợi nhuận thì kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả là quan trọng nhất với CEO. Bởi vì, khi nguồn tiền cạn kiệt là lúc doanh nghiệp không còn tồn tại.

Quản lý tài chính chính là việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là phải tăng doanh thu và đầu tư để đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn luôn được quản lý chặt chẽ để lợi nhuận từ khoản đầu tư cao hơn chi phí tài chính.

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiểu đơn giản là quản lý tất cả các công việc liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt được nguồn tiền vào ra, từ đó có sự cân nhắc và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Các việc liên quan tới việc quản trị tài chính của doanh nghiệp gồm: tiền đầu tư, tiền tham gia dự án, tiền kinh doanh, tiền lương nhân viên, tiền thu về qua việc bán sản phẩm, dịch vụ…

Quản trị tài chính là chức năng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Việc quản trị tài chính liên quan mật thiết đến mọi phòng ban trong công ty như: bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận hành chính nhân sự…

Các nguyên tắc cần biết trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Muốn quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả, người quản trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Nguyên tắc 1: Triển khai mọi khoản chi tiêu một cách chi tiết, có hệ thống và khoa học. Thường xuyên kiểm tra các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Thống kê chi tiết nguồn tiền đi và về sau mỗi ngày.

– Nguyên tắc 2: Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại để hiểu được nguyên tắc số tiền chi cần nhỏ hơn số tiền thu về. Đây là nguyên tắc quyết định mà lúc nào cũng cần phải đáp ứng.

– Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra tiền. Giá trị của đồng tiền thay đổi liên tục. Do đó, các doanh nghiệp cần định hướng được chiến lược phát triển đồng tiền mình tạo ra.

– Nguyên tắc 4: Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu không may 1 sản phẩm, dự án thất bại sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và tồn tại của công ty.

– Nguyên tắc 5: Luôn có phương án dự phòng tài chính cho các vấn đề phát sinh. Đây là những việc bạn không thể kiểm soát được.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp
Bước 1: Dự báo dòng tiền vào
Để thuận tiện cho việc dự đoán và lập kế hoạch, người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành 3 loại:

– Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền này chủ yếu nhận được từ hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ khách hàng…

– Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu do nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

– Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư tài chính: Bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu.

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra
Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Chúng ta có thể chia thành 3 loại:

– Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền trả cho bên cung ứng vật tư, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, các khoản tiền nộp ngân sách nhà nước về nghĩa vụ tài chính, các khoản chi tiêu cho việc tiếp thị, quảng cáo và bán sản phẩm, tiền chi tiêu liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, trả lãi tiền vay vốn kinh doanh…

– Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay…

– Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay đến kỳ thanh toán, tiền trả nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành…

Bước 3: Tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng kỳ.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu
Kết hợp với số tiền tồn đầu kỳ, chúng ta có thể xác định số tiền cuối kỳ theo công thức:

Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ

Từ đó đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng chênh lệch giữa các số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết.

Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu
Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền cần xem xét, cân nhắc sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm đi tới sự cân bằng về dòng tiền như xem xét khả nằn vay vốn, tăng khả nằn thu hồi nợ và thắt chặt hơn các khoản chi tiêu bằng tiền… Trên cơ sở đó xem xét sự cân bằng mới về thu và chi bằng tiền.

Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thích hợp để tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền.

Nội dung bài viết trên là những kiến thức giúp bạn hiểu được quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng chính của việc quản trị tài chính ra sao? Nguyên tắc quản trị tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị giúp bạn có thêm kiến thức kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông