Phương pháp quản lý tài chính cá nhân

Nội dung được viết bởi Đỗ Thúy Quỳnh

Sau đây tôi sẽ bật mí bí mật Quản lý Tài chính Cá nhân cho bạn theo Phương pháp 3 tài khoản S – T – C

Phương pháp 3 tài khoản S – T – C là gì? Tôi sẽ lý giải và ví dụ minh họa cụ thể luôn cho bạn. Hãy đọc kỹ và ngẫm xem nhé.

Tài khoản thứ nhất: Sống

Là tài khoản của những nhu yếu phẩm bắt buộc phải trả hàng tháng như: tiền nhà, tiền xăng, tiền nước, tiền sữa cho con, tiền học phí cho con đi học. Mọi thứ cố định mà bạn không thể nào né được trong mọi tháng. 

Là tài khoản mà nếu bạn không có thì bạn chết chắc luôn. Hãy thử tượng tượng tháng này mà bạn không có tiền đóng tiền nhà, nguy cơ phải rời khỏi căn nhà đó là rất cao. 

Đây là tài khoản sống, các bạn hãy liệt kê các khoản này chi tiết ra nhé. Liệt kê càng kỹ càng tốt, càng chi li càng tốt, không được để sót một khoản nào, nhớ nhé. Điều này sẽ rất có lợi cho các bạn.

Tài khoản thứ hai: Tiết kiệm

Là 15% lương của các bạn. Dù các bạn làm bao nhiêu thì hàng tháng bạn nên bỏ ra tối thiểu 15% số lương của mình vào tài khoản này. Tất nhiên bạn nào làm mà không đủ sống thì tôi sẽ có gợi ý riêng dành cho bạn ở bài khác nhé. 

Còn nguyên tắc các bạn cần phải có là 15% lương các bạn trích ra. Tạm gọi đây là số tiền “nếu không có thì tương lai sẽ chết”. Vì cuộc đời có vô vàn biến động, đừng để rớt vào tình trạng một cái thiệp đám cưới gửi cho các bạn thôi mà cũng đủ làm cho các bạn rầu rĩ, buồn bã. Vì các bạn có một tài khoản tiết kiệm, nó sẽ giải phóng hoàn toàn cái cảm giác đó khi nó xuất hiện trong đầu các bạn. Mà trên đời này có vô số “tiền” rớt xuống đầu mình, nó hành mình, đâu phải chỉ có tiền đám cưới, mà còn có tiền chữa bệnh tật, hỏng xe, hỏng máy, cùng nhiều thứ khác…

Khoản này cực kỳ quan trọng, nó giúp các bạn giải phóng khỏi áp lực, mà nếu được thì các bạn nên trích tiền tự động luôn. Có nghĩa là các bạn liên hệ ngân hàng của mình và nói rằng bản thân muốn mở một sổ tiết kiệm. Mà số tiền tiết kiệm được trích tự động hàng tháng từ thẻ ngân hàng của bạn. Cực kỳ dễ dàng, bạn cứ gọi ngân hàng họ sẽ giải quyết hết cho bạn.

Ví dụ lương bạn 7 triệu, vậy 15% lương của bạn là 1.050.000đ, bạn nói với ngân hàng đúng ngày đó tự động trích đúng 1 triệu từ thẻ ngân hàng của bạn, cho vào sổ tiết kiệm. Và tài khoản để dành này bạn hoàn toàn có thể chọn kỳ hạn 3 tháng. Sở dĩ chọn 3 tháng là để các bạn không rút được liền, vì nếu rút được liền, thì có thể rất nhanh chóng các bạn sẽ ăn chơi tiêu hết. Đám cưới lâu lâu mới có một lần, nên chỉ rút sớm khi bạn có các trường hợp vô cùng cấp bách, còn bình thường sẽ không rút được. Hãy nói luôn cho nhân viên ngân hàng rằng, bạn cần sổ tiết kiệm của mình tự động gia hạn. 

Tuy nhiên cũng đừng tham quá, thấy những lãi suất cao của các kỳ hạn gửi 12 tháng, 2 năm mà chọn…cái đó quá lâu, quá xa rồi.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhânPhương pháp quản lý tài chính cá nhân

Tài khoản thứ ba: Chơi

Là khoản tiền để mua sắm: mua giày mới, ăn nhà hàng, mua sách, uống ly trà sữa, …

Bạn có thể chơi thoải mái, và chỉ dùng tiền trong tài khoản này để chơi, ăn, uống, mua sắm thôi. 

Ví dụ: Lương của bạn được 7 triệu/tháng. Giả dụ mức sống của bạn, những nhu yếu phẩm và các khoản thiết yếu trong cuộc sống mà ta đã nói ở tài khoản thứ nhất là 4 triệu. Tài khoản tiết kiệm của bạn, tức là 15% hàng tháng là 1 triệu. Vậy sau khi dùng lương trừ đi 2 tài khoản này, tức 7 triệu trừ 4 triệu trừ tiếp 1 triệu thì bạn còn 2 triệu. Tài khoản chơi lúc này của bạn có 2 triệu để bạn chi tiêu ăn chơi, phục vụ nhu cầu thêm của bản thân.

Và đầu tháng bạn rất thích một chiếc áo mới giá 1 triệu rưỡi, bạn nên thưởng cho mình không. Tất nhiên là có thể. Vì bạn đã quy hoạch rõ ràng từng khoản của mình, chỉ cần trong phạm vi quy hoạch đó bạn đều có thể thoải mái sử dụng. Bạn biết mình chỉ có 2 triệu để chơi thôi, và bạn bỏ ra triệu rưỡi để mua cái áo này, là điều hoàn toàn có thể. Nhưng lúc đó bạn sẽ có suy nghĩ rằng, mình chỉ có 2 triệu mà mua chiếc áo này về rồi, cả tháng bạn chỉ còn 500 nghìn để tiêu sài, vậy có đáng không? 

Có phải bạn đang căng thẳng tài chính vào lúc này không, có nên ra quyết định mua hay không mua. Và lúc này đây bạn sẽ có một quyết định có lợi cho mình.

Nếu bạn có suy nghĩ này thì tôi chúc mừng bạn, bạn đã bắt đầu có trí thông minh tài chính, bắt đầu biết quản lý tài chính, đáng để chúc mừng đó.  

Và tôi khuyến khích các bạn hãy phân chia ngăn trong ví của mình. Tiền sống để riêng và tiên chơi để riêng (còn tất nhiên tiền tiết kiệm đã có ngân hàng giữ hộ bạn). Hãy lựa chọn ngăn ngoài cùng để tiền chơi của mình.

Đồng thời tôi khuyến khích các bạn hãy có thói quen thường xuyên đếm lại tiền chơi trong tài khoản của mình. Bạn sẽ biết rất rõ về chi tiêu hàng tháng và giới hạn nào về tài chính của bản thân. 

Nếu bạn quy hoạch theo cách này thì bạn cũng sẽ không thể lấy tiền trong khoản sống ra để chơi được. Vì các khoản trong tiền sống của bạn đều là cố định, thiết yếu và phải chi trả rồi. Bạn có lấy nó dùng thì mấy hôm bạn vẫn phải dùng tiền chơi để bù đắp lại thôi.

Ví dụ tiếp: hôm nay là ngày mùng 5 đầu tháng và sau khi bạn đã chi tiêu cẩn thận, dè chừng rồi thì tài khoản chơi còn 1.800.000đ. Tối đó bạn bè rủ bạn đi uống trà sữa, một ly trà sữa loại sang cũng cỡ 80.000đ, sau khi uống bạn còn 1.720.000đ phải không nào. Cái ly trà sữa đó nó không làm cho tình trạng căng thẳng thần kinh xuất hiện, nó chỉ là một khoản nhỏ và bạn có thể chi được. Sau khi chi ra bạn vẫn còn đủ tiền cho 25 ngày còn lại để tiêu xài tiếp. Chơi được!

Tổng kết

Tóm lại, cách này giúp các bạn rất nhiều, nếu cứ nhìn vào tổng số tiền thì sẽ xài hoang phí. Nhưng khi chia nhỏ ra các khoản rồi, các bạn sẽ phải cân nhắc rất chi tiết cẩn thận. Không thể nào, không bao giờ xài hoang, tiêu pha ngu ngốc được. 

Sau mỗi tháng bạn còn lại bao nhiêu tiền trong tài khoản chơi thì hãy đem dồn hết vào tài khoản tiết kiệm. Khi thấy tiền tiết kiệm của mình đầy lên, bạn sẽ thấy hạnh phúc và an tâm nhiều đến chừng nào. 

Khi bạn có kỹ năng quản lý tài chính theo mô hình S T C thì các bạn sẽ có những quyết định cực kỳ thông minh. Bạn sẽ Phát triển trí thông minh tài chính của mình trong mỗi lần bản thân ra quyết định tài chính. 

Rất dễ phải không nào.

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông