Nội dung chính
Bạn có bao giờ hoang mang không biết khoản đầu tư của mình sẽ nhận được bao nhiêu lãi khi hết kì hạn không? Trong bài viết này Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn hàm FV để tính giá trị của khoản đầu tư tại thời điểm trong tương lai, giá trị mà bạn sẽ nhận được tại một kì hay nhiều kì với lãi suất không đổi nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết các hàm trong Excel chi tiết, dễ hiểu nhất
Hàm FV dùng để tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư theo số chu kì, tiền trả và lãi suất cố định.
=FV(rate;nper;pmt;[pv];[type])
Trong đó:
- Rate: Tỷ lệ lãi suất mỗi kì (tháng, quý, năm)
- Nper: Tổng số kì
- Pmt: Số tiền cố định chi trả trong mỗi kì
- Pv: Giá trị đầu tư ban đầu (để trống - Pv=0)
- Type: =1 nếu số tiền trả đầu kì, =0 nếu số tiền trả cuối kì
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Hàm FORECAST dự đoán giá trị tương lai trong Excel
Ví dụ: Bạn gửi số tiền tiết kiệm là 10 triệu vào ngân hàng với lãi suất 6% với kì hạn 12 tháng. Cứ mỗi tháng bạn gửi 1 triệu vào tài khoản. Hãy tính số tiền mà bạn có được sau 12 tháng?
Số tiền gốc gửi từ kỳ trước và sô tiền gửi thêm bắt đầu ở kì sau
Cú pháp: =FV(6%/12;12;-1000000;-10000000;0)
Số tiền bạn nhận được sau 12 tháng là: 22,952,340.49
Số tiền gốc và tiền gửi thêm gửi vào cùng kì
Cú pháp: =FV(6%/12;12;-1000000;-10000000;1)
Số tiền bạn nhận được sau 12 tháng là: 23,014,018.30
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán các giao dịch kinh tế liên quan đến tài khoản tiền gửi ngân hàng 112
Trong bài viết trên, Gitiho đã giới thiệu cho bạn 2 trường hợp để tính giá trị tương lai của khoản đầu tư bằng hàm FV trong Excel. Trong công thức hàm FV, Type =0 khi số tiền gốc gửi từ kỳ trước và sô tiền gửi thêm bắt đầu ở kì sau và Type =1 khi số tiền gốc và tiền gửi thêm gửi vào cùng kì.
Ngay bây giờ hãy cùng luyện tập thêm với bộ bài tập Excel có đáp án của Gitiho để nằm lòng tin học văn phòng nhé!
Gitiho là lựa chọn hàng đầu cho kế toán, quản lý, người bán hàng, marketer phát triển bản thân, kĩ năng Excel hay tự học tin học văn phòng tại nhà tại nhà một cách chính xác ngay từ đầu mà không mất quá nhiều thời gian.
Nhận tư vấn và đăng ký khóa học ở đây.
Bài viết tham khảo khác:
Hướng dẫn cách dùng hàm index trong Excel chi tiết nhất
Hướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong Excel
Hướng dẫn cách sắp xếp ngày trong Excel
Hướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao
Hướng dẫn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện: AND, OR, hàm IF lồng nhau và hơn thế
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Tin học văn phòng
0 Bình luận