Quy trình Xuất Nhập Khẩu Logistics cho người mới bắt đầu

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ giới thiệu những kiến thức tổng quan về xuất nhập khẩu và logistics để bạn đọc hiểu rõ được cách thức vận chuyển hàng hoá từ người xuất khẩu đến tay người nhập khẩu đối với hàng container.

Đầu tiên, Ta có thể hiểu rằng có hai bên bờ đại dương, một đầu là shipper - người xuất khẩu , đầu còn lại là consignee - người nhập khẩu (viết tắt là CNEE). ShipperCNEE sẽ ký kết với nhau một hợp đồng mua bán kinh tế, cùng với đó, shipper phải sản xuất hàng hoá hoặc chuẩn bị hàng để đóng hàng vào container rồi cho lên tàu để xuất đi. Song song với đó, CNEE phải chuẩn bị tiền hàng để đặt cọc và thanh toán tiền hàng cho shipper.

Quy trình Xuất Nhập Khẩu Logistics cho người mới bắt đầu


Tiếp theo, ở hai đầu đại dương sẽ có cảng hoặc cầu cảng gồm cảng xuất khẩu - Port of Loading (POL) và cảng nhập khẩu - Port of Discharge (POD) và cảng là nơi cuối cùng để tập kết hàng hoá để thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu. Và ở giữa hai cầu cảng cũng như trên đại dương thì có một con tàu chở container. Con tàu ở đầu cảng xuất khẩu được ký hiệu là Line 1, còn con tàu ở hàng nhập khẩu được ký hiệu là Line 2. Nếu như hãng tàu điều hành đi trực tiếp thì có thể hai con tàu này là hai tàu khác nhau nếu có chuyển tải ở cảng trung chuyển. 

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Quy trình Xuất Nhập Khẩu Logistics cho người mới bắt đầu

Tiếp theo, trên đất liền sẽ có cả hải quan, ở cảng xuất khẩu (POL) sẽ có hải quan xuất khẩu và ở đầu nhập khẩu (POD) sẽ có hải quan nhập khẩu. Hải quan của cả hai phía sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải để chống buôn lậu, buôn hàng cấm và các chính sách về thuế của hàng hoá xuất nhập khẩu. Đến đây thì nhiệm vụ Fowarder sẽ xuất hiện, gồm đầu POL Fowarder 1 (FWD 1) và ở POD sẽ có Forwarder 2 (FWD 2). Nhiệm vụ của mỗi FWD là kết nối giữa hãng tàu và CNEE để dễ dàng hơn trong việc vận chuyển và hỗ trợ thủ tục hải quan cho shipper cũng như CNEE tại hai đầu cảng.

FWD thường tập trung vào mảng vận chuyển và hải quan.

- Với vận chuyển thì sẽ là

+ Vận chuyển quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không.

+ Vận chuyển nội địa thì là trucking là xe tải chở container.

- Đối với dịch vụ hải quan:

+ FWD thay mặt cho chủ hàng, shipperCNEE để làm dịch vụ mở tờ khai, thông quan hàng hoá ở các cảng, cửa khẩu 

Dưới đây là bức tranh sơ lược về xuất nhập khẩu và logistics gồm 10 bên gồm ở giữa đại dương và hai bên có những đối xứng cặp với nhau như: chủ hàng, shipper, CNEE, cảng biển, hải quan, công ty giao nhận FWD.

Quy trình Xuất Nhập Khẩu Logistics cho người mới bắt đầu

Mong rằng qua bài viết này Gitiho.com đã đem lại cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về xuất nhập khẩu logistics. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết về nội dung xuất nhập khẩu sau!.

Đọc thêm

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông