Tư duy hệ thống là gì? Tại sao cần có kỹ năng tư duy hệ thống?

Nội dung được viết bởi Sabrina

Tư duy hệ thống là một trong những kỹ năng cần thiết trong công việc và cuộc sống. Nó giúp chúng ta sẵn sàng đối mặt và xử lý các vấn đề bằng sự khéo kéo, logic. Vậy tư duy hệ thống là gì? Nó đem lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm và một số loại tư duy theo hệ thống phổ biến hiện nay.

I. Khái niệm

Tư duy hệ thống là kỹ năng sắp xếp các yếu tố như ngôn ngữ, phương hướng giải quyết một cách linh hoạt trong mọi tình huống. Nó cũng giúp tăng khả năng nghiên cứu sự việc, hiện tượng bằng mối liên hệ gắn kết với nhau thay vì ghi nhớ từng bộ phận nhỏ. Đây là một kỹ năng cần thiết, nhất là với những ai đang đóng vai trò là nhà quản lý, lãnh đạo của một doanh nghiệp.

Tư duy hệ thống còn là quá trình sử dụng lý luận nhất quán để đi đến kết luận cuối cùng. Nó đưa sự việc, hiện tượng vào trong mối quan hệ tương quan để giúp chúng ta mở rộng góc nhìn. Mục đích chính là kỹ năng này là nâng cao khả năng nhìn nhận vấn đề, sự việc một cách khách quan, thống nhất.

II. Đặc điểm và vai trò

1. Đặc điểm

  • Đem đến cách nhìn tổng thể: Đặc điểm tiêu biểu nhất của tư duy hệ thống là mở ra một cách nhìn toàn diện hơn.
  • Có tính đa dạng nhiều chiều: Tính đa chiều cũng được xem là đặc điểm cốt lõi của kỹ năng tư duy này.
  • Có tính mục tiêu: Nếu gặp phải các tình huống phức tạp, rắc rối thì tư duy hệ thống sẽ xác định được chính xác mục tiêu quan trọng nhất. Nhờ vậy, bạn sẽ không lạc hướng hay rơi vào những dòng suy nghĩ rắc rối.

2. Vai trò

  • Tư duy hệ thống cho phép mỗi người giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Điều này dựa trên nền tảng phân tách những mối quan hệ giữa các thành phần trong hiện tượng, sự việc. Ví dụ, khi một sản phẩm được tung ra thị trường sẽ có sự liên quan tới nhiều yếu tố khác. Đầu tiên, nó mang theo những mong muốn chinh phục một nhóm khách hàng cụ thể của doanh nghiệp. Sau đó, nó phải trải qua nhiều giai đoạn liên kết chặt chẽ như nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển… để đến với người tiêu dùng.
  • Thực tế những khó khăn bạn gặp phải trong công việc không xảy ra riêng lẻ mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, hệ thống tư duy sẽ giúp bạn nhìn nhận chúng một cách rõ ràng, hiểu đúng nguyên nhân sâu xa nhất.
  • Đây là cách hiệu quả để tiếp cận vấn đề, hiểu được nguyên nhân sâu xa tại sao các tình huống lại xảy ra. Từ đó, bạn tìm ra cách cải thiện kết quả tốt hơn
  • Tư duy theo hệ thống cũng giúp loại bỏ những yếu tố dư thừa, lãng phí. Khi tập trung vào những công việc quan trọng, bạn sẽ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian.

III. Tổng hợp các loại tư duy hệ thống

1. Tư duy theo mô hình

Tư duy mô hình có khả năng giúp bạn đánh giá và nhận thức các sự việc đang xảy ra xung quanh bằng việc đưa ra các mô hình thực tại. Não bộ sẽ xây dựng nên một mô hình phù hợp với bối cảnh và cho phép bạn tiếp nhận vấn đề một cách mạch lạc, dễ hiểu hơn.

2. Tư duy theo tương quan

Đây là phương pháp tư duy dựa theo sự tương quan của nguyên nhân và kết quả. Để tìm ra câu trả lời, giải đáp cho một nghi vấn, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định điểm bắt đầu của vấn đề.

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người giữ vai trò lãnh đạo. Bởi lẽ, các mối nhân quả tồn tại trong mọi tình huống nên người lãnh đạo có thể dễ dàng phát hiện và khắc phục.

Về kết quả đạt được khi ứng dụng kiểu tư duy, bạn sẽ nhận được kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp. Nếu bạn nhận được kết quả gián tiếp, điều này có nghĩa là chúng cần vận hành và phản hồi lại theo thời gian.

3. Tư duy hệ thống động

Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, mọi hệ thống đều có thể xuất hiện những dấu hiện bất thường. Vì vậy, tư huy hệ thống động giúp người lãnh đạo nhận biết và phán đoạn các xu hướng nào sẽ tiếp tục phát triển đi lên; xu hướng nào trở nên trì trệ, chậm trễ.

Vì lý do này, người đứng đầu doanh nghiệp cần rèn luyện tư duy mỗi ngày. Như vậy, doanh nghiệp mới bắt nắm được những cơ hội mới cũng như thay đổi các hoạt động kém hiệu quả.

4. Tư duy hệ thống lãnh đạo

Đây là loại tư duy cốt lõi và được nhiều người lãnh đạo quan tâm nhất. Tư duy hệ thống được ví như tài nguyên quý giá mang đến giá trị đặc biệt trong việc lãnh đạo. Nó vừa là động lực vừa là nền tảng giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định khôn khéo hơn.

IV. Áp dụng tư duy hệ thống nâng cao hiệu quả công việc

1. Khắc phục lỗi sai

Tư duy hệ thống sẽ giúp người quản lý có cái nhìn bao quát, hiểu sâu về vấn đề để tìm ra những lỗi sai, khó khăn khiến công việc không thể hoàn thành. Sau khi xác định nguyên nhân, nhà lãnh đạo sẽ tiến hành lựa chọn những giải pháp phù hợp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng khắc phục các lỗi sai, đưa công việc vận hành một cách hiệu quả.

2. Nắm bắt cơ hội

Với những người có tư duy logic, tầm nhìn và khả năng phán đoán luôn được đánh giá cao. Họ có khả năng tìm kiếm các cơ hội mới cho doanh nghiệp và đưa ra kế hoạch cần làm gì để nắm bắt các cơ hội đó.

Mọi vấn đề, sự việc luôn được sắp xếp một cách logic. Vì thế, họ hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình làm việc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có điều kiện phát triển, nâng cao vị thế, vai trò trên thị trường.

3. Đổi mới và sáng tạo 

Tư duy một cách hệ thống được ví như chìa khóa đưa doanh nghiệp thoát khỏi lối mòn hoạt động đã lỗi thời. Giờ đây, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai đổi mới, ứng dụng công nghệ.

Việc cải tiến và sáng tạo không ngừng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiện nguồn lực, bứt phá trong tương lai. Đặc biệt, vào thời điểm cả thế giới đang chuyển đổi số mạnh mẽ, tư duy theo hệ thống là kỹ năng không thể thiếu của người lãnh đạo.

V. Ví dụ về thành công ứng dụng tư duy hệ thống của Apple 

Một trong những ví dụ điển hình về tư duy tổng quan là sự ra đời của iPod từ thương hiệu Apple. Sản phẩm này đã đánh dấu đã kết thúc thời đại của đĩa CD và mở ra kỷ nguyên âm nhạc số.

Điều làm nên thành công rực rỡ của Apple nằm ở việc phát triển một hệ thống hoàn chỉnh, giúp người dùng có trải nghiệm trọn vẹn hơn. Cụ thể, Apple đã chuẩn bị mọi vấn đề về bản quyền nhạc, hệ thống dữ liệu, cách thức thanh toán… cho phép người dùng mua, lưu trữ và nghe nhạc một cách dễ dàng.

Đây là bước tiến lớn và thể hiện trọn vẹn sự tài tình của Appple trong việc liên kết tất cả các phần liên quan để cung cấp một dịch vụ tối ưu nhất.

VI. Kết luận 

Có thể thấy, tư duy hệ thống là kỹ năng cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp. Trải qua nhiều năm đúc kết, khái niệm về tư duy này ngày càng trở nên hoàn thiện.

Trong tương lai, khi nền kinh tế nói chung có nhiều biến chuyển, để đứng vững trước những cuộc cải cách mới đòi hỏi nhà quản lý phải trang bị những kỹ năng cần thiết bên cạnh kỹ năng tư duy. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể phát triển mạnh mẽ và đạt được thành công như mong muốn.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông