Lê Thị Phương
Lê Thị Phương
Thảo luận 4 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 344 lượt xem

Nếu model tài chính số dữ liệu quá khứ của em chỉ có 1 năm và mấy tháng

Thầy cho em hỏi :

Nếu model tài chính số dữ liệu quá khứ của em chỉ có 1 năm và mấy tháng năm hiện tại, Số liệu thức tế quá xấu, vậy em nên làm :

1. Nếu dữ liệu vay của em là vay ngắn hạn, thường xuyên đảo hạn nợ thì nên ghi Lịch nợ và trả nợ như thế nào cho dễ làm ạ (em bị rối).

2. Khi thực tế dòng tiền luôn âm, nợ phải thu tăng, phải trả tăng... thì model tài chính nên làm chi tiết theo từng tháng hay năm ? vì em làm cảm thấy nếu làm tổng hợp dữ liệu (dữ liệu đơn giản) thì em ko biết đưa số lên model như thế nào ạ ? nếu chi tiết quá em lại bị rối, nên làm thế nào ạ ?

Mong Thầy cho em xin góp ý với ạ ! Em cảm ơn Thầy.


Thảo luận 4 câu trả lời
Lượt xem 344 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Lê Thị Phương 11:09 - Sep 07, 2021

Chào bạn, trong nguyên tắc lập mô hình tài chính thì bạn cần lưu ý  yếu tố rất quan trọng đó là:

1. Càng chi tiết càng khó lập mô hình. 

2. Những trường hợp không có quá nhiều dự liệu lịch sử thì ta có thể dựa trên mục tiêu 

ví dụ: mục tiêu ngày công nợ phải thu là 45 ngày. Và nếu thực tế 60 ngày thì dòng tiền sẽ như thế nào thì mô hình đã chứng minh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ thiếu bao nhiêu? âm hay dương với kịch bản này...

3. Bạn có thể lập mô hình theo từng tháng (hãy gửi mình email mình sẽ gửi lại bạn file mới nhất hoặc bên trung tâm cũng có file này, mình đã gửi cho TT trước đó)

4. Bản chất của mô hình tài chính là gì? điều quan trọng nhất là cho thấy được rằng nếu 

Doanh thu ko theo kế hoạch

Số ngày phải thu tăng thêm...

hoặc giá vốn tăng...

Thì công ty sẽ đi về đâu.

Sale sẽ phải làm gì?

Sản xuất phải làm gì?

Backoffice phải làm gì? ... để đưa công ty về quỹ đạo tốt hơn...

Và nếu bạn muốn đánh giá rủi ro cho từng tháng hoặc từng quý, hoặc từng năm thì bạn phải update lại liên tục mô hình để cho ban lãnh đạo thấy được xu hướng và tác động cũng như rủi ro trong thời gian tới.

Ví dụ như nếu tiếp tục lockdown thì tiền sẽ âm như thế nào, hoặc khi nào sẽ hết tiền... mô hình cho phép thấy điều này

Hãy phản hồi lại mình để mình gửi thêm tài liệu. có một số bạn sẽ hơi khó hiểu vì mảng này hơi mới tại doanh nghiệp và chúng ta cần hiểu rõ bản chất 

Mình chúc bạn thành công với chương trình học, đừng ngại và hãy đặt nhiều câu hỏi nếu bạn chưa rõ, mình sẽ hỗ trợ.

Trân trọng

Vỗ tay vỗ tay
Lê Thị Phương 15:09 - Sep 07, 2021

Thầy cho em hỏi :

1. Trường hợp Cty ko thể dự kiến được chi tiết doanh số bán hàng theo nhóm hàng nào được bao nhiêu %, mà chỉ tính LNG = DTT * 10% thì tính điểm hoà vốn sao cho đúng và chuẩn ạ ? 

2. Khi lập mô hình tài chính biết rằng Vốn cty đang âm, ngành kinh danh lại là ngành có công nợ, khoản phải thu thì bị kéo dài ra, khoản phải trả cũng tăng lên. Do đó, CEO bù 1 phần vốn để cải thiện VỐN, cty muốn thu gọn mô hình hoạt động lại để tối ưu hoá chi phí khi khó khăn... => vậy mô hình cần quan tâm tiêu chí gì ạ ? Làm thế nào để CEO ko chuyên về tài chính có thể dễ dàng hiểu, tiếp cận và cùng thực hiện ?

3. Trong lịch trình trả nợ là : Khoản nợ sẽ trả cho bên cho vay sau khi bù trợ nợ gốc và vay mới PK Thầy ?

Ví dụ : Tháng 8 trả nợ cũ ngắn hạn 5 tỷ, vay mới 4 tỷ => là trả nợ gốc 5-4 = 1 tỷ pk ạ ? 

Nếu Thầy có tài liệu gì liên quan, vui lòng gửi cho em tham khảo với ạ. Email : acc.vcfo@gmail.com 

Mong Thầy góp ý thêm giúp em với.

Cảm ơn Thầy nhiều ạ.


Vỗ tay vỗ tay
Lê Thị Phương 16:09 - Sep 07, 2021

1. Một trong yếu tố thành công của mô hình tài chính là dự báo doanh thu, ngay cả Apple thành công trong dự báo thì họ cũng mới tính ra được sản lượng sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu... do đó phải dự báo được doanh thu, một số tình huống dự báo ban đầu khó nhưng sẽ cải thiện dần theo thời gian.

2. Trong lịch trình trả nợ là : Khoản nợ sẽ trả cho bên cho vay sau khi bù trợ nợ gốc và vay mới PK Thầy ? 

Ví dụ : Tháng 8 trả nợ cũ ngắn hạn 5 tỷ, vay mới 4 tỷ => là trả nợ gốc 5-4 = 1 tỷ pk ạ ? - Đúng bạn nhé.

3. Khi lập mô hình tài chính biết rằng Vốn cty đang âm, ngành kinh danh lại là ngành có công nợ, khoản phải thu thì bị kéo dài ra, khoản phải trả cũng tăng lên. Do đó, CEO bù 1 phần vốn để cải thiện VỐN, cty muốn thu gọn mô hình hoạt động lại để tối ưu hoá chi phí khi khó khăn... => vậy mô hình cần quan tâm tiêu chí gì ạ ? Làm thế nào để CEO ko chuyên về tài chính có thể dễ dàng hiểu, tiếp cận và cùng thực hiện ? -> mình sẽ gửi bạn bản tính điểm hoà vốn theo các kịch bản :

- Định phí báo nhiêu?

- Biến phí bao nhiêu?

- Giá bán bao nhiêu để hoà vốn


Mình sẽ gửi bạn ngay qua email nhé






Vỗ tay vỗ tay
Lê Thị Phương 16:09 - Sep 07, 2021

Em cảm ơn Thầy ạ

Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông