13 chỉ số cần lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán (phần 1)

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Để xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán, nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý đến các chỉ số dánh giá chuyên môn, quản lý đơn vị và phát triển năng lực nghiệp vụ kế toán để có thể đo lường và đánh giá chính xác được hiệu quả công việc của nhân viên. Vậy, chi tiết những chỉ số đó là gì? Làm thế nào để có thể các chị số đó? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo bảng hiệu suất KPI (KPI Dashboard) trong Excel

kpi

Để xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán, chúng ta cần đặc biệt lưu ý 13 chỉ số sau:

Nhóm chỉ số KPI về quản lý nguồn vốn

Chỉ số thể hiện vòng quay tổng tài sản

Với chỉ số này, doanh nghiệp có thể thấy được khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Công thức xác định chỉ số KPI này như sau:

Vòng quay tổng tài sản = doanh thu thuần/tổng tài sản trung bình 

Lưu ý: Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Chỉ số thể hiện vòng quay tài sản cố định

Chỉ số KPI này có ý nghĩa tương tự với chỉ số thể hiện vòng quay tổng tài sản, tuy nhiên, chỉ tính riêng cho tài sản cố định của doanh nghiệp mà thôi. Công thức xác định như sau:

Vòng quay tài sản cố định = doanh thu thuần/tài sản cố định trung bình

Chỉ số thể hiện vòng quay vốn cổ phần

Chỉ số KPI này cho biết khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần (cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Công thức xác định như sau:

Vòng quay vốn cổ phần = doanh thu thuần/tổng vốn cổ phần trung bình

Nhóm chỉ số KPI về lợi nhuận

Chỉ số lợi nhuận hoạt động

Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận đầu tư và lợi nhuận hoạt động.  Trong đó: 

  • Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý – Chi phí khác

Biên lợi nhuận thuần

Chỉ số KPI biên lợi nhuận thuần chỉ ra phần lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp ra. Bởi vậy, chỉ số KPI này chính là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức xác định như sau:

Biên lợi nhuận thuần = lợi nhuận ròng/doanh thu thuần

Với Lợi nhuận ròng = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán

Biên lợi nhuận hoạt động

Chỉ số KPI biên lợi nhuận hoạt động được xác định theo công thức sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = thu nhập hoạt động/doanh thu thuần

Với Thu nhập hoạt động = thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA – Return On Assets)

ROA là một chỉ số không còn xa lại với các kế toán viên. Đây là chỉ số KPI cho biết số phần lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn. Lưu ý: Nếu muốn sử dụng ROA dể so sánh các công ty với nhau, nên so sánh ROA của các công ty tương đồng với nhau qua các năm. Công thức xác định ROA như sau:

ROA = thu nhập trước thuế và lãi vay/tổng tài sản trung bình

Với Tổng tài sản trung bình = (tổng tài sản trong báo báo năm trước+ tổng tài sản hiện hành)/2

kpi

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)

Tương tự như ROA, ROE cũng là một chỉ số thường gặp trogn kế toán. Đây là chỉ số được dùng để xác định khả năng sinh lợi đối với cổ phần nói chung (bao gồm cả cổ phần ưu đãi) . Công thức xác định ROE như sau:

ROE = Thu nhập ròng/Tổng vốn cổ phần bình quân

Với Vốn cổ phần bình quân = (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại)/2

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC)

Công thức xác định tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn như sau:

ROTC = (Thu nhập ròng+ chi phí lãi vay)/Tổng vốn trung bình

Trong đó:

  • Tổng vốn của doanh nghiệp: Bao gồm cả vốn cổ phần cổ động và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. 
  • Chi phí lãi vay: Tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). 

Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ

Khóa học: Tự tay Xây dựng hệ thống lương 3P, KPI chuyên biệt cho Doanh nghiệp

Nhóm KPI về đầu tư

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu - P/E được sử dụng để đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi cổ phiếu. Hay có thể hiểu một cách khác là: Nhà đầu tư sẵn sàng trả cho mỗi cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần?

Hệ số giá trên giá trị sổ sách một cổ phiếu

Hệ số giá trên giá trị sổ sách của một cổ phiếu - P/B có ảnh hưởng tới độ an toàn của các khoản đầu tư dài hạn. Ngoài ra, chỉ số P/B cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho một cổ phiếu cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số càng cao, rủi ro càng lớn.

Tổng kết

Trên đây là 3 trong số 13 chỉ số quan trọng mà nhà quản lý cần lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán. Nếu bạn muốn biết các chỉ số còn lại là gì và làm thế nào để xác định được chúng, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Gitiho nhé!

Chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông