Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 3 nhóm chỉ số KPI quan trọng trong việc xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chỉ số quan trọng nữa mà nhà quản lý cần lưu ý để đưa ra được KPI chính xác cho bộ phận của mình. Đó là gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết này cùng Gitiho nhé!
Mục lục
Hệ số giá trên doanh thu của mỗi cổ phiếu - P/SR ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là hệ số phản ánh tỷ lệ chênh lệch giữa giá nhà đầu tư trả cho một cổ phiếu với doanh thu của cổ phiếu đó. Hệ số này có điểm yếu lớn là chưa tính đến yếu tố chi phí trong kỳ, vì vậy khó có thể đánh giá được mức lợi nhuận thu về là cao hay thấp vì doanh thu lớn không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
P/Cash là hệ sổ phản ánh giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của công ty sau khi thanh toán hết các khoản chi phí). Nếu hệ số này thấp, đồng nghĩa với việc công ty đang trong trạng thái lành mạnh, hoạt động tốt và còn dư dả tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua cổ phiếu, giúp làm tăng thu nhập của cổ động
Nếu muốn biết giá trị tiềm năng của một cổ phiếu, hãy nhìn vào hệ số tăng trưởng của cổ phiếu đó - PE/G. Có 3 trường hợp xảy ra của hệ số tăng trưởng:
Hệ số sinh lời của tài sản - ROA phản ánh sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. Đây là hệ số rất quan trọng và cần lưu ý khi phân tích lựa chọn cổ phiếu và cần được so sánh với các công ty cùng ngành. Công thức tính như sau:
ROA = thu nhập ròng/tổng tài sản
Hệ số này chính là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, đồng thời phản ánh việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. ROA nhỏ, doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả
ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn cổ phần
Hệ số phản ánh mức độ sinh lời vốn chủ của doanh nghiệp. ROE càng cao, vốn cổ động của công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lai.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo bảng hiệu suất KPI (KPI Dashboard) trong Excel
Một số chỉ số KPI về thanh toán cần lưu ý trong kế toán
Đối với các kế toán viên làm việc với các khoản phải thu, KPI chính là ngày giảm nợ, hay còn có thể hiểu là giảm số ngày khách hàng phải trả nợ, góp phần tạo ra dòng tiền lành mạnh. Chức năng tài khoản phải thu quản lý các khoản thanh toán đến và do đó là cốt lõi của kế toán doanh nghiệp
Tương đương với khoản phải thu, khoản phải trả ví dụ như thanh toán cho nhà cung cấp,…..cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của kế toán. KPI của bộ phận Kế toán đối với khoản phải trả là thời gian xử lý thanh toán. Làm thế nào để xứ lý thanh toán càng nhanh càng tốt, tránh vì chậm trễ tiến độ thanh toán mà gây gián đoán cho công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ số KPI được sử dụng để đo lường độ chính xác của việc thanh toán các khoản cần thiết theo những điều đã thỏa thuận
Khóa học: Tự tay Xây dựng hệ thống lương 3P, KPI chuyên biệt cho Doanh nghiệp
Như vậy, qua 2 phần của bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm bắt được những chỉ tiêu, tỷ lệ quan trọng được sử dụng để xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán nói chung, và nhân viên kế toán nói riêng. Chúc bạn xây dựng KPI để đánh giá công việc cho nhân viên thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!