Kế toán vốn bằng tiền là nghiệp vụ cơ bản khi bạn làm việc trong ngành này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền là: Tăng vốn bằng tiền và giảm quỹ tiền mặt. Hãy cùng tìm hiểu để ứng dụng trong công việc nhé.
Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán
Trong doanh nghiệp, kế toán sẽ phản ánh nghiệp vụ tăng vốn bằng tiền ênú gặp các trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK112 về số tiền thực tế về doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt. Các bạn nên hạch toán con số đúng với số tiền rút ở ngân hàng rồi sau đó sử dụng tiền mặt đó để chi cho việc gì thì mới hạch toán lại sau nhé. Trogn trường hợp doanh nghiệp cần chi ngay thì bạn hạch toán chi bằng tiền gửi ngân hàng. Chúng ta sẽ không hạch toán mà tiền nhập quỹ tiền mặt lại là con số nhỏ hơn tiền rút từ ngân hàng nhé.
Trường hợp 2: Tăng do thu từ bán hàng nhập quỹ
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK511, TK 3331 và thuế nếu như có phát sinh.
Trường hợp 3: Tăng do thu các hoạt động tài chính, các hoạt động khác.
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK515, TK 711, TK 3331.
Trường hợp 4: Tăng do thu hồi tạm ứng
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK141.
Trường hợp 4: Tăng do thu từ người mau kể cả trường hợp khách hàng tạm ứngt rước tiền hàng.
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK131 - chi tiết cho từng đối tượng để dễ dàng theo dõi.
Trường hợp 5: Tăng do các nguyên nhân khác như góp vốn, thu nội bộ, thu đầu tư, thu tiền ký quỹ, ký cược,…
Khi đó kế toán sẽ ghi nợ TK111, ghi có TK411, TK136, TK244, TK338,… tùy từng trường hợp mà chọn loại tài khoản phù hợp. Các bạn tra cứu danh mục tài khoản kế toán theo chế độ kế toán được quy định tại Thông tư 133 hoặc Thông tư 200 tùy vào việc doanh nghiệp bạn làm việc thực hiện theo thông tư nào để hiểu rõ hơn về phần này nhé.
Ví dụ:
Xem thêm: Kế toán vốn bằng tiền: Khái niệm, phân loại và nguyên tắc cần biết
Tương tự như nghiệp vụ kế toán tăng vốn tiền mặt thì cũng có khá nhiều trường hợp làm giảm quỹ tiền mặt của doanh nghiệp mà kế toán cần phản ánh rõ ràng trên sổ sách như sau:
Trường hợp 1: Mua vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ,…
Khi đó kế toán sẽ hạch toán nợ TK152, TK153, TK156,…. Nếu có phát sinh thuế khi mua về thì ghi nợ TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Sau đó các bạn ghi có TK11 tổng số tiền đã thanh toán khi mua.
Các bạn nên lưu ý là với hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì nên thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ thuế GTGT nhé.
Trường hợp 2: Giảm do chi trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán sẽ ghi nợ TK621, TK627, TK641, TK642,… tùy từng khoản chi cụ thể. Nếu có phát sinh thuế các bạn ghi nợ TK133. Sau cùng ghi có TK111.
Trường hợp 3: Giảm do nguyên nhân khác
Khi đó kế toán sẽ hạch toán tùy theo tình huống cụ thể:
Ví dụ:
Ngày 05/10/2020, doanh nghiệp rút tiền từ ngân hàng trả lương cho công nhân với tổng số tiền là 30.000.000 đồng thì ghi Nợ TK334 và ghi Có TK111.
Xem thêm: Hướng dẫn nguyên tắc kế toán Vốn chủ sở hữu theo thông tư 200
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu xong 2 nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền căn bản mà bạn cần biết để xử lý công việc hiệu quả hơn.
Chúc bạn học tập tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!