Nghị định 102/2021/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Nghị định này có sửa đổi một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, kế toán. Vì vậy, kế toán cần nắm chắc 6 điểm mới trong quy định mức phạt hóa đơn kế toán dưới đây để tránh xảy ra sai phạm.
Xem thêm: 4 hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
Mục lục
Theo Nghị định 102/2021/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tăng từ 01 năm lên 02 năm, nghĩa là tăng gấp đôi so với Nghị định 125 trước đây.
Trong khoảng thời gian gian 02 năm này, cơ quan có thẩm quyền được phép xử phạt vi phạm hành chính các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về hóa đơn. Sau khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày xảy ra sai phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ không còn có quyền xử phạt.
Trước đây, hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập sẽ bị xử phạt với mức phạt là 20 triệu đồng - 50 triệu đồng. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2022, theo Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn; trừ trường hợp cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành; cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.
Xem thêm: Cách viết hóa đơn chính xác và hợp lệ năm 2019
Nếu trước đây Nghị định 125 không đề cập tới việc xử phạt với các hóa đơn ghi thiếu thông tin theo quy định thì Nghị định 102 đã bổ sung quy định về mức xử phạt đối với trường hợp này. Theo đó, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt nếu lập hóa đơn không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc được yêu cầu cần phải có trên hóa đơn theo quy định. Mức phạt cho hành vi này là 04 triệu đồng - 08 triệu đồng.
Tương tự như trường hợp hóa đơn ghi không đầu đủ nội dung bắt buộc, nghị định 125 cũng không có quy định xử phạt đối với trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa kê khai thuế. Mức phạt đối với trường hợp này đã được bổ sung trong Nghị định 102. Theo đó, đối với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai báo thuế, các bên liên quan cần phải lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn, đồng thời phải nhận mức phạt từ 04 triệu đồng - 08 triệu đồng.
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Trước đây, Nghị định 125 quy định xử phạt từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng cho hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế dù đã nộp thuế hay chưa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2022, khi áp dụng Nghị định 102, cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu mức phạt từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế nhưng chưa nộp thuế, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp hóa đơn đã nộp thuế sẽ không còn bị xử phạt nữa.
Theo Nghị định 125 trước đây, cá nhân, tổ chức chỉ không bị tính tiền chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt. Tuy nhiên, với Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cá nhân, tổ chức sẽ không bị tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong thời gian xem xét, quyết định giảm tiền phạt, bên cạnh trường hợp được miễn tiền phạt.
Trên đây là 6 điểm mới trong xử phạt các trường hợp vi phạ hành chính về thuế, hóa đơn kế toán được điều chỉnh và bổ sung trong nghị định 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Việc thay đổi và bổ sung về các trường hợp bị phạt hoặc không bị phạt có thể gây ảnh hưởng tới bạn hoặc tổ chức của bạn, vì vậy, cần lưu ý thật kỹ để tránh xảy ra sai phạm không đáng có và bị xử phạt khi thực hiện các nghiệp vụ về hóa đơn kế toán.
Mong rằng bài viết đã đem tới cho bạn những thông tin bổ ích! Chúc bạn học tốt!
Khóa học liên quan