Không phải CEO nào cũng nắm được các nghiệp vụ tài chính, nhiều giám đốc rơi vào tình trạng không biết kế toán nộp các báo cáo gì, đúng hay sai, đủ hay thiếu. Nếu các kế toán có gửi báo cáo để Giám đốc duyệt thì một số Giám đốc không có nghiệp vụ về Tài chính – kế toán – thuế nên không chắc chắn được báo cáo đó đúng hay sai. Dẫn đến nhiều Doanh nghiệp gặp phải các vấn đề rủi ro về thuế dẫn đến rủi ro về Tài chính và Pháp lý rất lớn như:
• Doanh nghiệp bị đưa vào danh sách các Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và sẽ bị cơ quan thuế gọi lên giải trình/thanh tra.
• Bị truy thu, phạt thuế với số tiền lớn.
• BCTC không đảm bảo tính trung thực, minh bạch, logic để có thể vay vốn của Ngân hàng.
Bài viết này Gitiho giới thiệu tới các CEO 6 trọng điểm trên báo cáo tài chính để góp phần giảm thiểu các rủi ro trên.
1. Tiền mặt (111): Số dư nợ cuối kỳ
1.1 Số thông thường với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ: dưới 500.000.000đ
1.2 Số thông thường với các Doanh nghiệp lớn: theo số liệu thực tế của DN hàng ngày
1.3 Nếu số dư tiền mặt lớn cần xem xét các nguyên nhân sau:
1.4 Số bất thường các số liệu trên sẽ có rủi ro như sau:
2. Phải thu khách hàng 131
2.1 Phải thu khách hàng: Số dư bên có
- Số dư thông thường của tài khoản này là ở bên cột bên nợ.
- Số dư bên có: cần xem nguyên nhân.
Khách hàng đã nhận hàng và đã thanh toán tiền nhưng không lấy hóa đơn và Doanh nghiệp không xuất hóa đơn: vi phạm hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, mức phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng + truy thu 10% thuế GTGT +20% thuế TNDN + 1,5 lần phạt trên số thuế trốn.
Khách hàng đã nhận hàng, đã thanh toán trong năm nhưng đến năm sau mới xuất hóa đơn: vi phạm hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm, mức phạt từ 8-10 triệu.
Khách hàng tạm ứng trước hợp đồng: Kiểm tra hợp đồng đã đến thời hạn xuất hóa đơn hay chưa.
Khách hàng đã thanh toán nhưng đang có tranh chấp và Doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn: cần có biên bản làm việc, nếu không vi phạm hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm.
2.2 Phải thu khách hàng: SỐ DƯ BÊN NỢ
- Số dư thông thường của tài khoản này là ở bên cột bên nợ với mức bằng 1-2 lần doanh thu/tháng.
- Nếu số dư bên nợ quá lớn, cần tìm hiểu nguyên nhân:
Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt nhưng không ghi nhận vào sổ sách: Nếu không có biên bản đối chiếu hoặc không chứng minh được số nợ này thì cơ quan thuế sẽ nghi ngờ hạch toán thiếu số sách số tiền khách hàng trả.
Xuất hóa đơn khống cho khách hàng và khách hàng chưa thanh toán qua ngân hàng: vi phạm hành vi mua bán hóa đơn, mức phạt từ 50-100 triệu + phạt tù từ trên 6 tháng.
3. Hàng tồn kho (152,155,156)
- Số tồn kho thông thường tối đa là 20-30% Tổng doanh số trong năm.
- Nếu số tồn kho quá lớn, cần kiểm tra nguyên nhân:
Hàng đã xuất bán nhưng Doanh nghiệp không xuất hóa đơn bán hàng do khách hàng không lấy hóa đơn: Cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình, kiểm kê kho, nếu phát hiện số tồn kho thực tế thấp hơn sổ sách thì Doanh nghiệp vi phạm hành vi bán hàng không xuất hóa đơn.
Mua hóa đơn đầu vào để không phải nộp thuế GTGT hoặc lấy hóa đơn để giải ngân qua Ngân hàng trong khi hàng không mua thật trong kho: vi phạm hành vi mua bán hóa đơn.
4. Phải trả người bán (331)
- Số dư nợ bên có của tài khoản này thông thường chỉ bằng 1-2 lần doanh số mua vào / tháng.
- Nếu số dư này quá lớn, cần kiểm tra nguyên nhân:
Mua hàng thanh toán bằng tiền mặt nên không hạch toán vào sổ sách số đã thanh toán:
Kiểm tra nếu là số dư chưa thanh toán của các hóa đơn mua vào trên 20 triệu thì sẽ bị loại bỏ chi phí, truy thu 10% thuế GTGT và 20% thuế TNDN.
Số dư phải trả quá lâu năm nhưng nhà cung cấp đã quên không thu hồi: sẽ phải hoàn nhập vào thu nhập khác và bị truy thu 20% thuế TNDN.
Mua hóa đơn khống đầu vào để không phải nộp thuế GTGT hoặc tăng chi phí khống lên nhưng không thanh toán tiền qua ngân hàng: Vi phạm hành vi mua bán hóa đơn.
5. Phải trả ngƣời lao động (334)
5.1 Chỉ tiêu này cần phải có giải trình chi tiết vì liên quan đến BHXH và thuế TNCN
5.2 Cần phải yêu cầu giải trình các nội dung sau:
6. Dự phòng phải trả (352-335)
- Chỉ tiêu này là hạch toán trích trước chứ không có hóa đơn và chưa phát sinh chi phí nên cần phải chứng minh được cơ sở để trích trước, nếu không sẽ bị loại chi phí và bị truy thu 20% thuế TNDN + lãi +20% số thuế kê khai thiếu.
- Cần phải yêu cầu giải trình các nội dung sau:
Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho: doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Trích dự phòng nợ khó đòi: Cần các hồ sơ tài liệu chứng minh về khách hàng đã phá sản, bỏ trốn địa điểm kinh doanh, chết, mất tích, mất năng lực hành vi, đi tù..., tỉ lệ trích lập phù hợp với thời gian.
- Cần phải yêu cầu giải trình các nội dung sau:
Trích dự phòng chi phí bảo hành: Trong hợp đồng bán hàng có điều khoản bảo hành, mức bảo hành không quá 5% doanh số, thời hạn bảo hành hàng hóa vẫn còn.
Trích dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán: Chứng minh được giá bán các loại chứng khoán đang nắm giữ trên thị trường hiện tại thấp hơn giá trị mua vào.
Trên đây Gitiho đã giới thiệu tới quý độc giả về 6 trọng điểm trên báo cáo tài chính mà các CEO phải nắm vững, các bạn đừng quên theo dõi Gitiho để đón đọc những bài viết mới nhất liên quan chủ đề kế toán nhé.
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!