Nhiều công ty, doanh nghiệp đang dần ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh để kích thích hoạt động kinh doanh và đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Những giải pháp này chính là AI Marketing, có nghĩa là sử dụng trí tuệ nhân tạo, máy móc để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định, thúc đẩy chuyển đổi cũng như giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận Marketing.
Vậy AI Marketing là gì? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
XEM NHANH BÀI VIẾT
AI Marketing (Artificial Intelligence Marketing) được hiểu là tiếp thị trí tuệ nhân tạo. Tiếp thị AI sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để đưa ra các quyết định dựa trên các hành động như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu về thông tin, hành vi mua hàng của khách hàng để dự đoán những suy nghĩ hoặc động thái tiếp theo của họ.
Vậy có thể hiểu một cách đơn giản, AI Marketing là cách mà con người sử dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình làm tiếp thị. Có thể kể đến ví dụ như việc bạn vừa nói với người nào đó về món hàng mà bạn định mua hay chỉ mới tìm kiếm một món đồ nào đó trên mạng thì chỉ khoảng 20-30 phút sau, Facebook sẽ gợi ý cho bạn những sản phẩm trên bảng tin.
Hay có thể kể đến ứng dụng Chat GPT, vừa mới được ra mắt vào đầu năm 2023 được cho là công cụ thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc ở mọi lĩnh vực bằng văn bản chỉ trong một thời gian ngắn.
Vậy những trường hợp nào cần sử dụng AI Marketing?
AI Marketing đã được đăng ký bởi một công ty của Nga có tên Wexford Alliance Limited. Công ty này được thành lập và hoạt động từ năm 2017 và là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo.
Công ty tạo ra AI Marketing như một hình thức để thu lợi nhuận từ những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tiêu biểu nhất là dịch vụ chạy quảng cáo của Facebook và Google. Thông thường, AI Marketing sẽ hoạt động như sau:
Tạo tài khoản trên trang đơn vị cung cấp dịch vụ AI (Facebook, Google…) -> chuẩn bị tài nguyên, nội dung để tiếp thị và điều khiển AI để nó nhận ra những khách hàng tiềm năng -> người dùng nạp tiền để hệ thống tính toán chi phí chi trả cho 1 khách hàng tiềm năng mà AI thu được, sau đó nó sẽ tự vận hành và lập hóa đơn dựa trên kết quả thu được.
Xem thêm: Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google
AI Marketing sau một thời gian phổ biến tại Việt Nam đã nhận được nhiều quan điểm trái chiều về việc thu thập dữ liệu vi phạm quyền riêng tư của khách hàng nhưng cũng không thể phủ nhận những giá trị mà nó đem lại cho cả người dùng và doanh nghiệp.
Về phía khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về việc được tiếp thị đúng lúc, đúng nhu cầu. Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình hơn.
AI xử lý công việc theo quy trình nhanh chóng, loại bỏ được một số tài nguyên không cần thiết từ đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Ví dụ như một số hoạt động thủ công thực hiện trong nhiều giờ, ngày này qua ngày khác thì AI chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn, trở thành cánh tay phải đắc lực cho doanh nghiệp.
ROI (Return on Investment) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng thể chi phí đầu tư, đây là phép tính thể hiện cho những gì bạn đạt được từ những gì bạn đầu tư.
Khi ứng dụng AI, nó sẽ đưa ra những số liệu, thông tin để các marketers hiểu rõ hơn về khách hàng, tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và dự đoán hành trình của khách hàng một cách chính xác.
Ngoài ra, nó có thể giúp marketers thiết lập được những điều chỉnh dành riêng cho khách hàng và tăng trưởng ROI một cách hiệu quả. Khi hiểu được insight của khách hàng và hiểu cái họ cần, điều họ muốn thì việc tối đa hóa ROI là cực kỳ dễ dàng, hạn chế được những lãng phí ngân sách cho những nỗ lực không hiệu quả.
Người tiêu dùng ngày nay đang mong đợi mức độ cá nhân hóa cao. Mọi thông điệp tiếp thị phải được thông báo theo sở thích của người dùng, lịch sử mua hàng, vị trí, tương tác trong quá khứ. AI Marketing giúp các nhóm tiếp thị vượt ra ngoài dữ liệu nhân khẩu học tiêu chuẩn để tìm hiểu về sở thích của người tiêu dùng ở cấp độ cá nhân. Điều này giúp cho thương hiệu tạo ra những trải nghiệm được tuyển chọn dựa trên sở thích độc đáo của khách hàng.
Ví dụ như ứng dụng Spotify sử dụng AI để tạo danh sách phát tùy chỉnh dựa trên những gì khách hàng đã nghe trong quá khứ. Từ đó thiết lập nên danh sách bài hát yêu thích của khách hàng. Chính điều này đã giúp cho Spotify trở thành dịch vụ trình phát nhạc hàng đầu vì có sự nhấn mạnh trải nghiệm khách hàng thông qua cá nhân hóa.
Rất nhiều người đã khẳng định rằng, AI xử lý dữ liệu nhanh và đúng so với sự can thiệp của con người. Cụ thể, AI Marketing có thể thu thập và theo dõi dữ liệu để các marketers có thể đưa ra quyết định ngay tại thời điểm mà không cần phải đến khi chiến dịch kết thúc.
Dưới đây là một số ứng dụng của AI marketing đang được các doanh nghiệp áp dụng vào quá trình tiếp thị của mình:
AI có thể tạo ra một nội dung hoàn chỉnh như một bài báo, một bài thơ, một bản báo cáo, một bài viết chuẩn seo dựa trên yêu cầu đặt ra của người dùng. Chat GPT chính là ứng dụng làm được điều này đang được rất nhiều người ứng dụng vào công việc và học tập.
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư UBS, dựa trên dữ liệu từ Similar Web, ChatGPT được Open AI công bố cuối tháng 11 năm 2022 đã thu hút được 57 triệu người dùng sau 1 tháng. Và chỉ sau 31/1, đã đạt được 100 triệu người dùng.
Quảng cáo lập trình bạn có thể hiểu đơn giản là quá trình tự động mua và bán hàng tồn kho thông quá trao đổi, kết nối các nhà quảng cáo với nhà sản xuất. Quá trình này sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và đấu thầu thời gian thực cho các loại hàng tồn kho trên các kênh di động, mạng xã hội.
AI sẽ sử dụng thuật toán phân tích hành vi của khách hàng truy cập cho phép tối ưu hóa chiến dịch theo thời gian thực, hướng tới các đối tượng có nhiều khả năng chuyển đổi. Sau đó các công ty lập trình sẽ thu thập dữ liệu để hướng đến khách hàng mục tiêu một cách chính xác nhất.
Xem thêm: 5 phần mềm lập trình Python tốt nhất mà bạn nên sử dụng
AI có thể tiếp nhận và thu thập được thông tin của người dùng khi họ trò chuyện với các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, AI cũng có thể nhận dạng văn bản và có thể giao tiếp tự động với người dùng.
Ví dụ như khách hàng nhập một câu hỏi bằng văn bản thì AI cũng có thể trả lời lại bằng một văn bản khác. Hoặc khi bạn đang nói chuyện với người bạn của mình về vấn đề sức khỏe, tiêm chủng trước điện thoại hay máy tính thì chỉ trong thời gian ngắn, AI sẽ hiểu được vấn đề của bạn và gợi ý cho bạn những dịch vụ khám sức khỏe trên nền tảng kỹ thuật số.
Có thể lấy một số ví dụ như:
Amazon Echo - Echo đã thành công khi biến mạng lưới Internet thành hiện thực, mua hàng chỉ với việc nói chuyện với máy. Bạn hoàn toàn có thể đặt xe hay mua bánh Pizza Domino chỉ bằng việc nói trên các ứng dụng mà thôi.
Baidu có trợ lý Chatbot mới có khả năng đặt các sản phẩm trong giao diện của chính nó.
AI có thể biết được lịch sử tìm kiếm của người dùng trong khi sử dụng Internet nên sẽ không quá khó để xác định được hành vi, mong muốn, ý định, sở thích của người dùng.
Trong một số trường hợp, một vài quảng cáo không được tối ưu theo trải nghiệm của khách hàng mặc dù có lượt tương tác lớn nhưng ngược lại, tỷ lệ chuyển đổi lại không cao. Nếu ứng dụng AI, bạn có thể khắc phục bằng cách phân tích những đặc điểm của khách hàng đối với sản phẩm.
Sau đó khách hàng sẽ được tối ưu và mang tính cá nhân hóa cao hơn, rút ngắn được khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Các công cụ tìm kiếm ứng dụng AI để dự đoán mục đích của người dùng khi thực hiện tìm kiếm một từ khóa nào đó. Thông qua những cụm từ ngắn, AI có thể phân tích được cụ thể là người dùng đang tìm kiếm điều gì, như thế nào. Từ đó đưa ra cho bạn những gợi ý về sản phẩm bạn đang tìm kiếm hoặc những sản phẩm liên quan trên các nền tảng khác nhau.
Ví dụ bạn tìm kiếm cụm từ “nồi chiên không dầu” trên Google thì bạn không chỉ nhận được thông tin trên Google mà nó sẽ đề xuất cho bạn cả trên Amazon, Tiki, Shopee…
Dựa vào Big data mà các công ty có thể phân loại khách hàng mục tiêu thành các nhóm khác nhau dựa trên thông tin về nhân khẩu học, sản phẩm từng mua, lịch sử trình duyệt Web trực tuyến. Từ đó AI có thể xác định được thời điểm mà khách hàng sẽ có sự thay đổi trong cuộc sống, thời gian họ thay đổi hành vi mua sắm của mình.
Ví dụ như thời điểm học sinh cấp 3 trở thành sinh viên đại học sẽ có nhu cầu mua laptop, máy tính để bàn, điện thoại, AI sẽ nắm bắt được điều này và làm xuất hiện các quảng cáo giảm giá sản phẩm xuất hiện trên Facebook của khách hàng mục tiêu.
Ngoài những ứng dụng trên, các doanh nghiệp còn sử dụng AI để xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Công ty có thể thu thập được thông tin liên lạc như địa chỉ email để gửi thông báo tự động qua Email, tạo cảm giác trò chuyện như con người đích thực. Sau khi đã cung cấp cho khách hàng mã giảm giá, thông tin về sản phẩm và xác định được là khách hàng tiềm năng, nó sẽ kết nối với nhân viên bán hàng để chốt giao dịch.
AI Marketing ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong ngành tiếp thị kỹ thuật số. Nó đang được sử dụng để phân tích dữ liệu lớn, cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng và tự động hóa nhiều tác vụ tiếp thị. Mặc dù đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng có một số rủi ro nếu doanh nghiệp quá lạm dụng và chi quá nhiều tiền cho AI Marketing.
Không có tính sáng tạo: tính sáng tạo chỉ có ở con người, còn AI thì không. Vì vậy, cần có sự kết hợp của con người để tạo nên những chiến dịch, ý tưởng mang tính đột phá, khác biệt.
Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: vì AI thu thập thông tin và phân tích lượng lớn các dữ liệu nên nhiều người lo ngại các thông tin cá nhân của mình như lịch sử trình duyệt Web, hành vi mua hàng, dữ liệu tài chính có thể bị xâm phạm. Nếu thông tin rơi vào tay kẻ xấu thì có thể chúng sẽ sử dụng cho những mục đích bất chính như lừa đảo, đánh cắp danh tính, đe dọa… Vì vậy các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước bảo vệ dữ liệu một cách chặt chẽ.
Thiếu sự minh bạch: mục đích sử dụng AI là đưa ra các quyết định về các chiến dịch tiếp thị nên trong một vài trường hợp sẽ không được chính xác hoàn toàn. Ví dụ như AI xác định được một nhóm khách hàng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học hoặc dựa trên lịch sử trình duyệt Web, nếu thuật toán đưa ra bị sai lệch có thể dẫn đến việc không bao quát được khách hàng mục tiêu.
AI Marketing dần được các doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn để thực hiện các chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng. Có thể kể đến một số doanh nghiệp đã ứng dụng thành công AI Marketing tại Việt Nam như:
FPT Shop đã cho triển khai hệ thống khuyến mại dựa trên AI, bằng cách tự động tối ưu các chiến dịch khuyến mãi dựa trên dữ liệu lịch sử về hành vi mua hàng của khách hàng để tăng khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng thành người mua hàng thực sự.
VinID đã thành công khi sử dụng AI để tăng khả năng phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu hơn về nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng. Thông qua đó, bộ phận Marketing sẽ đề ra được kế hoạch cũng như chiến lược marketing phù hợp.
Sàn thương mại điện tử Tiki sử dụng AI để giúp khách hàng tìm kiếm và đề xuất cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và đúng với nhu cầu của họ. Từ đó nhanh chóng đáp ứng được sản phẩm mà khách hàng cần.
Ngoài ra, một số nhà bán hàng khác trên thế giới cũng đã rất thành công khi ứng dụng AI Marketing như:
Amazon sử dụng cá nhân hóa các đề xuất mua sắm và theo nghiên cứu cho thấy 53% người mua sắm nói rằng họ luôn nghiên cứu trước khi mua một sản phẩm để đảm bảo rằng họ đang mua hàng tốt nhất.
Starbucks thành công với chương trình Reward/ứng dụng trên thiết bị di động. Đây là cách mà Starbucks xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu - khách hàng thông qua chương trình điểm thưởng. Vào ngày sinh nhật của khách hàng, Starbucks sẽ gửi đến bạn mã uống cafe miễn phí và thông qua ứng dụng, bạn có thể gọi cafe theo sở thích của mình. Thông qua công cụ được hỗ trợ bởi AI, Starbucks sẽ có được lịch sử mua hàng của bạn và cung cấp cho bạn những đồ uống mà bạn có thể sẽ thích.
Trên đây là những thông tin chi tiết về AI Marketing, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc đang tìm hiểu vấn đề này. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo, đây chắc chắn là phương pháp marketing sẽ mang lại nhiều giá trị và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.