Tiếp tục về những nội dung về các hoạt động trong xuất nhập khẩu, ở bài viết này Gitiho.com sẽ cùng với bạn đọc tìm hiểu về bảo hiểm hàng hải đối với vận tải biển. Những rủi ro mà được bảo hiểm chi trả sẽ gồm rủi ro chính và rủi ro phụ, vậy chúng khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này
Như đã nói phía trên, bảo hiểm hàng hải sẽ chi trả cho hai loại rủi ro gồm rủi ro chính và rủi ro phụ
- Rủi ro chính
+ Mắc cạn (Bảo hiểm hàng hải sẽ chi trả phí cho các trợ lực để kéo tàu xuống nước hoặc đẩy tàu lên)
+ Chìm tàu
+ Cháy tàu (Nếu như tàu bị cháy do thiên tai tự nhiên thì bảo hiểm hàng hải sẽ trả. Còn lí do cháy là lỗi của hàng hoá thì bảo hiểm sẽ không đền, trường hợp này gọi là "Cháy nội tì". Ví dụ: Than, củi, lưu huỳnh,...)
+ Va chạm (Bất kể là va chạm với tàu khác hay với tự nhiên như tảng băng, mỏm đá,...)
- Rủi ro phụ:
+ Tổn thất chung: Ví dụ: Khi gặp thiên tai mà bắt buộc tàu phải ném hàng xuống biển thì vẫn được tính vào bảo hiểm hàng hải
- Rủi ro phu:
+ Hàng hoá bị hư hỏng, rách, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây bệnh (Khi gặp những trường hợp này thì cần phải liên lạc với bên bảo hiểm hàng hải để xem tính chất hàng hoá tàu đang chở để mua thêm bảo hiểm cho rủi ro phụ)
Bên cạnh đó có những trường hợp rủi ro bất khả kháng
- Rủi ro mua riêng:
+ Cướp biển, chiến tranh, đình công,...
Cuối cùng là những trường hợp mà bên bảo hiểm sẽ không bán bảo hiểm hàng hải cho hàng hoá như:
+ Buôn lậu
+ Tàu mất khả năng tài chính, không đủ khả năng đi biển
+ Nội tỳ (Theo tính chất hàng hoá)
Bảo hiểm hàng hải sẽ bồi thường trong 7 trường hợp điều kiện C như sau:
- Mắc cạn, đắm tàu, cháy tàu, đâm va
- Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
- Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (Chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
- Ném hàng ra khỏi tàu
- Mất tích
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi
Bảo hiểm hàng hải sẽ bồi thường trong 11 trường hợp có thể xảy ra như sau
- 7 trường hợp thuộc điều kiện loại C
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
- Nước cuốn khỏi tàu
- Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi ra khỏi tảu hoặc rơi trong khi xếp dỡ hàng hoá
Với điều kiện loại A thì sẽ bao gồm các trường hợp tiểu tiết nhỏ hơn và ít gặp hơn. Bảo hiểm hàng hải sẽ bồi thương 12 trường hợp như sau:
- 11 trường hợp như điều kiện B
- Tổn thất do các rủi ro gây nên: Rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (Không phải của người được bảo hiểm), va đập vào hàng hoá khác, nước mưa, móc cầu hoặc các lý do tương tự
Vì tính chất bao quát nên bảo hiểm loại A là loại bảo hiểm đắt nhất.
* Lưu ý:
- Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ trên biển
- Tổn thất riêng (Particular average) là tổn thất riêng từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên
Như hình ảnh dưới đây chúng ta đang có tờ bảo hiểm của công ty MIC đứng ra nhận bảo hiểm cho lô hàng này. Công ty mua bảo hiểm có tên HT, tên tàu là SITC, đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Hakata. Trong đây cũng có ghi là cho phép chuyển tải
Tổng giá trị bảo hiểm là 110% giá trị CIF, quy ra là 6,3 triệu Yên, tương đương 1,248 tỷ VND theo tỷ giá 194 VND/Yên
Giá mua bảo hiểm sẽ bằng 0,07% của 110% giá trị CIF, tính ra là 874.000 VND
Đọc thêm: Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Bên cạnh đó, ở phần "Conditions or special coverage" có ghi đây là bảo hiểm loại A và các thông tin ràng buộc giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm
Cuối cùng là phần chữ ký của hai bên và thời gian tạo chứng thư bảo hiểm
Trên đây là những thông tin chung về những trường hợp được nhận đền bù từ bảo hiểm hàng hải, trên thực tế thì tại các công ty bảo hiểm sẽ có những chính sách, điều khoản chặt chẽ hơn trong việc xử lý rủi ro.
Đọc thêm.
Tài liệu kèm theo bài viết