Bệnh nghề nghiệp là gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Trong quá trình lao động, đặc biệt là các công việc cực nhọc và có yếu tố độc hại, người lao động rất dễ phải đối mặt với bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo quyền cho người lao động, hỗ trợ cho người lao động khắc phục những hậu quả của bệnh nghề nghiệp, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ ràng về chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật nhé!

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

benh-nghe-nghiep

Khái niệm bệnh nghề nghiệp

Khái niệm

Căn cứ vào khoản 9, điều 3, Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015, bệnh nghề nghiệp được định nghĩa như sau

"Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động". 

Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật

Theo Thông tư Thông tư số 15/2016/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành, 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp bao gồm:

  1. Nhóm bệnh bụi phổi nghề nghiệp do silic, amiăng, bông, talc, than và bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp.
  2. Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì, benzen và đồng đẳng, thủy ngân, mangan, trinitrotoluen, asen, hóa chất bảo vệ thực vật, nicotin, cacbon monoxit, cadimi.
  3. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý tác động gồm điếc do tiếng ồn, bệnh giảm áp, bệnh do rung toàn thân và rung cục bộ, bệnh phóng xạ, bệnh đục thể thủy tinh.
  4. Nhóm bệnh da nghề nghiệp gồm bệnh nốt dầu, bệnh sạm da, bệnh viêm da tiếp xúc do crom, bệnh da do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, tiếp xúc cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.
  5. Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp gồm: bệnh Leptospira, viêm gan virus B, lao, HIV, viêm gan virus C, ung thư trung biểu mô.

Xem thêm: Ai được tăng lương hưu, trợ cấp tháng, bảo hiểm xã hội từ năm 2022?

Điều kiện được hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

Theo điều 46, Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015;
  •  Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. 
  • Trong trường hợp người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm trong các ngành nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do bộ y tế ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định xem xét và giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu bệnh nghề nghiệp là gì, đâu là những bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, cũng như các điều kiện để được hưởng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp khi người lao động mắc phải bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng và thuận tiện hơn trong xử lý các công việc Hành chính - Nhân sự của mình.

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học nhé!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông