Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Bảo hiểm xã hội giống như một khoản “tiền để dành”, bởi khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, về hưu…. Tuy nhiên, nhiều người lao động vì lý do cá nhân nên muốn rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy làm thế nào biết mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của mình là bao nhiêu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Bảo hiểm xã hội một lần là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.” Hiểu một cách đơn giản: Bảo hiểm xã hội giống  như một khoản “tiền để dành”, người lao động sẽ nhận được từng phần khi họ ở trong những trường hợp được hỗ trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm xã hội mong muốn được giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần, hay có nghĩa là rút tiền bảo hiểm xã hội về một lần. Lúc này, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.

Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ vào khoản 1, điều 60 và khoản 1, điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1, điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng được các điều kiện sau thì sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm 
  • Người lao động nữ làm việc tại các vị trí chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
  • Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Xem thêm: Ai được tăng lương hưu, trợ cấp tháng, bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần

Để biết được mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động căn cứ vào các quy định dưới đây:

bao-hiem-xa-hoi

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ vào khoản 2, điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Mức hưởng bảo hiểm 1 lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính dựa trên số năm tham gia bảo hiểm xã hội, mỗi năm tham gia được tính như sau:

  • Những năm tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
  • Những năm tham gia bảo hiểm xã hội sau 2014: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Công thức cụ thể xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sau:

Mức hưởng=(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)


 

Trong đó: Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mbqtl=(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm):Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

bao-hiem-xa-hoi

Lưu ý: 

  • Nếu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị lẻ tháng thì lẻ từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm
  • Nếu đến trước ngày 01/01/2014 mà thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị lẻ tháng thì những tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi.
  • Đối với những trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì được tính mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội với tối đa là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

Xem thêm: Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất

Đối với Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ vào Điều 6, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức hưởng BHXH 01 lần=(1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)-Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)


 

Trong đó:

  • Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) chính là tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Công thức tính mức hỗ trợ của từng tháng như sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i=0,22xChuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng ix30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)

Trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó:

  • Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mbqtn=(Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm):Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,011,881,721,451,331,251,201,19
Năm2016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,161,121,081,051,021,001,00 

Lưu ý

  • Nếu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị lẻ tháng thì lẻ từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm
  • Nếu đến trước ngày 01/01/2014 mà thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị lẻ tháng thì những tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi.
  • Đối với những trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì được tính mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội với tối đa là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

Tổng kết

Trên đây là cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà người lao động cần biết khi có mong muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy quên thường xuyên theo dõi Gitiho để cập nhật các chính sách, quy định mới về Hành chính - Nhân sự mỗi ngày nhé. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông