Có thể bạn không biết: Năm 2022 sẽ có nhiều thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động như vấn đề hưu trí hay các mức đóng bảo hiểm xã hội. Chi tiết các chính sách về bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào, và mang tới quyền lợi thế nào cho người tham gia? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Theo điều 169, bộ luật lao động năm 2019, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được quy định như sau:
"2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”
Vì vậy, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự điều chỉnh như sau:
Như vậy, với sự điều chỉnh tăng này sẽ giúp người lao động có thêm thời gian làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức, từ đó có thể có những quyền lợi tốt hơn về bảo hiểm xã hội
Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản
Căn cứ vào điều 56, Luật bảo hiểm xã hội có quy định:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Như vậy, lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức chung là:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi như sau: Lao động là nam giới nghỉ hưu năm 2022 sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mới được tính tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tăng 1 năm so với năm 2019). Đồng nghĩa với việc nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 20 năm thì người lao động là nam giới mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và để được hưởng 75% thì cần đóng bảo hiểm xã hội từ 35 năm trở lên
Xem thêm: Tìm hiểu cách đóng BHXH, BHYT cho lao động người nước ngoài mới nhất
Căn cứ vào khoản 2, điều 17, nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Theo khoản 6, điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài nếu tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Để nhận được khoản bảo hiểm xã hội một lần, người lao động nước ngoài cần làm hồ sơ đề nghị theo hướng dẫn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ liên tục có sự thay đổi trong năm 2022. Chi tiết như sau:
Đối với người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam
Đối với người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài
Những điều chỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội mang tới những lợi ích cho người lao động, nhưng cũng có một chút khó khăn trong việc được hưởng tỷ lệ lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn cần nắm chắc những sự thay đổi này, có sự tham gia đóng bảo hiểm xã hội phù hợp để đạt được quyền lợi tối đa khi tham gia bảo hiểm xã hội nhé!
Chúc bạn học tốt!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!