Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn làm kế toán tiền lương cách xây dựng thang bảng lương mới nhất, cách xác định lương cơ bản và mức đóng BHXH nhanh, chuẩn, đúng quy định pháp luật.

Để tính được tiền lương, các bạn kế toán cần phải nghiên cứu và xây dựng một bảng lương bao gồm lương và các khoản có thu nhập tương tự như lương. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.

Cách xây dựng thang bảng lương theo quy định hiện hành

Xác định cấu trúc bảng lương

Cách xây dựng thang bảng lương chuẩn nhất là các bạn xác định cấu trúc dựa vào các quy chế, quy định trong doanh nghiệp. Nếu bạn tiếp nhận vị trí kế toán tiền lương từ một công ty đang hoạt động thì các bạn dựa trên những quy định đã xây dựng từ trước đó để làm. Nếu cảm thấy chưa hợp lý, cần điều chỉnh thì các bạn tư vấn cho cấp quản lý hoặc ban lãnh đạo với điều kiện là phải đúng theo quy định của pháp luật.

Mẫu bảng lương thì các bạn có thể tự xây dựng hoặc tải mẫu đính kèm trong bài viết này nhé. Dưới đây là hình ảnh về mẫu bảng lương được tặng kèm bài viết để các bạn tham khảo:

Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Khi tải về thì các bạn có thể điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với quy định trong doanh nghiệp của bạn. Thông thường, khi tuyển dụng các doanh nghiệp chỉ đề cập đến tổng thu nhập của người lao động để thu hút người đăng ký. Tuy nhiên, khi bạn làm công việc của kế toán tiền lương thì phải bóc tách cụ thể ra phân biệt giữa lương cơ bản và các loại phụ cấp, các khoản thu nhập tương tự như lương. 

Ví dụ: Các công ty xây dựng, có bộ phận cần đi công tác bên ngoài thì sẽ có phần phụ cấp công tác phí. Nhưng các công ty có nhân sự làm việc từ xa (làm online) thì lại không cần đến các khoản phụ cấp về đi lại. 

Điều đó có nghĩa là phụ cấp sẽ phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh của công ty, nên các bạn có thể sửa bảng lương mẫu mà chúng mình gửi tặng cho phù hợp nhé.

Lưu ý: Khi tuyển dụng thì kế toán tiền lương phải tư vấn cho bộ phận nhân sự trao đổi rõ với người lao động về mức lương cứng và các khoản phụ cấp. Hạn chế tình trạng thông tin không được rõ ràng xảy ra tranh chấp về sau. 

Ngoài tiền lương thì sẽ có các khoản khác như tiền công tăng ca, tiền thưởng của người lao động thì các bạn cũng cần tính rõ ràng để điền số liệu chính xác vào cột "Tổng lương". Trong các khoản doanh nghiệp chi cho người lao động sẽ có khoản cần tính đóng bảo hiểm thì kế toán phải tính rõ và điền vào bảng lương. Sau đó các bạn cần tính thêm các mục liên quan đến thuế TNCN thì mới ra được mức lương thực lĩnh cho người lao động.

Xem thêm: Cách lập bảng lương 3P trên Excel dễ hiểu nhất

Xác định mức lương cơ bản tính đóng BHXH

Khi các bạn tính lương cơ bản trên bảng lương thì các dữ liệu liên quan đến danh sách người lao động, chức vụ, bộ phận làm việc, số ngày công, mức thưởng - phạt thì các bạn sẽ thấy trên bảng dữ liệu chấm công của công ty. Khi điền nội dung vào bảng lương thì các bạn nên phân rõ theo từng bộ phận để khi chúng ta tính tổng dữ liệu sẽ nhanh chóng hơn và việc định khoản vào sổ sách kế toán cũng tiện lợi hơn. 

Điều kiện của một mức lương cơ bản đúng theo pháp luật là không được thấp hơn mức lương cơ bản vùng. 

Mức lương tối thiểu tính đóng BHXH bắt buộc

Các bạn xem quy định trong hình ảnh dưới đây:

Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Lưu ý: Nếu người lao động có đào tạo thì cộng thêm ít nhất 7% so với mức lương cơ bản vùng.

Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc thế nào là người lao động có đào tạo? Đó là những người được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng hoặc đã trải qua các khóa đào tạo nội bộ trong chính doanh nghiệp của bạn. 

Ở đây chúng mình sẽ tính lương cơ bản theo mức lương của vùng I cho một doanh nghiệp ở Hà Nội, các bạn sẽ theo dõi nhé. Trong hình ảnh sau, các bạn sẽ thấy mức 4.420.000 VNĐ là lương cơ bản vùng của vùng I. Nhưng do người lao động của doanh nghiệp này đã qua đào tạo nên mức này sẽ cộng thêm 7% nữa là 4.729.400 VNĐ. 

Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Đây chỉ là mức lương cơ bản của bậc 1. Nếu công ty của bạn tính lương theo bậc thì cứ tăng thêm một bậc lương thì mức lương cơ bản sẽ cộng thêm 5% nữa.

Mức lương cơ bản này còn có thể xác định dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Các bạn quan sát bảng lương cơ bản dưới đây sẽ thấy mức lương cơ bản sẽ khác nhau theo từng bộ phận, chức vụ:

Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Thông thường các doanh nghiệp sẽ không đủ mức lương cơ bản cao như trong ảnh trên mà sẽ để mức vừa phải và thêm phụ cấp. Ở đây chúng mình để số liệu lớn một chút để các bạn hiểu về sự khác nhau của lương cơ bản theo chức vụ, bộ phận làm việc. 

Xem thêm: Tìm hiểu về lương, thuế thu nhập cá nhân, và công việc của một kế toán lương

Mức lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc

Các bạn xem quy định cụ thể trong hình ảnh dưới đây:

Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi xử lý tiền lương đóng bảo hiểm

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà một kế toán tiền lương cần biết để bắt đầu xử lý công việc. Các bạn có thể tìm đọc những bài viết thú vị khác về nghiệp vụ kế toán trong mục Blog của Gitiho nhé.

Nếu các bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc kế toán tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Kế toán tổng hợp: Ai cũng có thể trở thành kế toán sau 14 giờ

Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những hóa đơn, chứng từ thực tế và học cách xử lý các công việc của kế toán trên Excel và Misa. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó. Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc được đặt ra trong mục Hỏi - Đáp dưới mỗi video bài giảng sẽ được phản hồi trong vòng 24h. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông