Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động, cũng như thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động. Để đảm bảo về tiền lương được nhận và những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chúng ta cần biết rõ về mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất 2022 nhé!
Đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 2022
Theo điều 4, 13, 17, 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất là:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 3-12 tháng (bao gồm cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật)
Người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
Đối với người lao động có đồng thời từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên
Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất
Lưu ý:
Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội: Những người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Quyết định 888/QĐ - BHXH ngày 16/7/2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
Các khoản tiền lương đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 2022
Từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c, khoảng 5, điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
Mức lương theo công việc, chức danh: Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định (Điều 93 Bộ Luật lao động). Đối với trường hợp lao động hương lương theo sản phẩm hoặc lương khoán, mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trên hợp đồng chưa tính hoặc tính chưa đầy đủ
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
Các khoản phụ cấp không cần đóng bảo hiểm xã hội 2022
Theo điều 1, thông tư 06/2021/TT-ĐTBXH: Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mỗi tháng không bao gồm các khoản theo chế độ và phú lợi như sau:
Tiền thưởng (theo quy định tại điều 104, Bộ luật Lao động); tiền thưởng sáng kiến
Tiền hỗ trợ ăn giữa ca
Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại; điện thoại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân qua đời, tiền mừng người lao động có thân nhân kết hôn, sinh nhật của người lao động
Tiền trở cấp cho lao động gặp hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động, quy định tại tiết c2, điểm c, khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không được THẤP HƠN mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng
Vùng
Mức lương tối thiếu vùng 2022
I
4.420.000 đồng/tháng
II
3.920.000 đồng/tháng
III
3.430.000 đồng/tháng
IV
3.070.000 đồng/tháng
Đối với người lao động làm công việc, chức danh đòi hỏi phải qua đào tạo, học nghề: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở
Mức lương tháng đóng bảo hiểm thật nghiệp tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng
Quy định về mức lương cơ sở từ 01/07/2021: 1.490.000 đồng/tháng
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn năm 2022
Căn cứ vào Quyết định 23/2-021/QĐ-TTG, Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/09/2022, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động sẽ chia làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (01/10/2021 - hết 30/6/2022):
Tỷ lệ đóng
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
Tổng cộng
Doanh nghiệp đóng
17%
3%
0%
2%
22%
Người lao
động đóng
8%
1,5%
1%
10,5%
Tổng cộng
25%
4,5%
1%
2%
32,5%
Giai đoạn 2 (01/07/2022 - hết 30/09/2022):
Tỷ lệ đóng
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
Tổng cộng
Doanh nghiệp đóng
17,5%
3%
0%
2%
22,5%
Người lao
động đóng
8%
1,5%
1%
10,5%
Tổng cộng
25,5%
4,5%
1%
2%
33%
==> Mức tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm, kinh phí hàng tháng của doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện/thị xã với tỷ lệ là 30,5% tổng mức lương tham gia bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp nộp kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quận/huyện/thị xã với tỷ lệ 2% tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội
Tổng kết
Trên đây là những điều cơ bản và quan trọng bạn cần biết về mức lương và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội để tránh những thiệt thòi và tổn thất về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với các kế toán viên hay nhân viên hành chính nhân sự, đây cũng là những thông tin cần thiết để tính lương và tính khoản đóng bảo hiểm xã hội sao cho đảm bảo được quyền lợi của người lao động.
Chúc bạn áp dụng thành công vào công việc của mình!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!
@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông