Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 1)

Nội dung được viết bởi Lực td

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công. Trong bài viết dưới đây, Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn đọc về các nguyên tắc quan trọng trong hợp đồng lao động. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động 1

Nguyên tắc tự nguyện, tự do trong thỏa thuận

Nguyên tắc tự nguyện, tư do trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa người lao động phải hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết hợp đồng lao động. Bất kể hành vi cưỡng bức, bắt buộc, lừa gạt đều sẽ là cơ sở vô hiệu hóa hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện, tự do vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Các chủ thể hoàn toàn được tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng lao động mà không phụ thuộc vào người khác. Nhưng đối với các chủ thể dưới 15 tuổi thì khi giao kết hợp đồng cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Với trường hợp này, chủ thể trong quan hệ lao động bị chi phối bởi bên thứ ba. Quan hệ lao động sẽ chỉ được hoàn thành khi có sự thống nhất ý chí của cả bên thứ ba.

Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng là sự khẳng định vị trí ngang hàng giữa người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Nói cách khác là không có bất cứ sự phân biệt đối xử giữa hai bên chủ thể này. Nếu có xảy ra hành vi bất bình đẳng giữa các chủ thề thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

Mục đích của nguyên tắc này nhằm bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động. Vì người lao động thường có phần “lép vế” hơn người sử dụng lao động vì họ tham gia bằng sức lao động và phụ thuộc vào người lao động bởi các yếu tố tiền lương, việc làm. 

Trên thực tế, sự bất bình đẳng là không thể tránh khỏi giữa các chủ thể. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng được nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

Nguyên tắc không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội

Đây là nguyên tắc chung không chỉ với các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động mà còn đảm bảo không gây ảnh hưởng tới lợi ích của các bên liên quan và lợi ích xã hội. Hợp động lao động phải tuần thủ nguyên tắc tự do tham gia giao kết, tuy nhiên tự do phải trong khổ của luật pháp, không sai phạm về mặt đạo đức cũng như pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của đôi bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước là do tập thể người lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Khi có hiệu lực, thỏa ước lao động tập thể trở thành giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Nói cách khác, bên cạnh các quy định về pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao đồng còn chịu sự chi phối của thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? các quy định về hợp đồng lao động

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 16, Bộ luật lao động 2019 đã quy định rõ về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng của người sử dụng lao động và người lao động như sau:

Hợp đồng lao động 2

Người sử dụng lao động khi tham gia giao kết hợp đồng cần cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về các mục:

  • Công việc;
  • Địa điểm làm việc;
  • Điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngời;
  • An toàn, vệ sinh lao động;
  • Tiền lương, hình thức trả lương;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Quy định về bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ ;
  • Các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới việc giao kết hợp đồng mà người lao động yêu cầu.

Người lao động khi tham gia giao kết hợp đồng cần cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về các mục:

  • Họ tên, ngày tháng năm sinh;
  • Giới tính;
  • Cư trú;
  • Trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề;
  • Xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới việc giao kết hợp đồng mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Các hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 17, Bộ luật lao động 2019 đã chỉ rõ, người sử dụng lao động không được phép làm các hành vi sau khi tham gia giao kết hợp đồng lao động:

  • Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
  • Yêu cầu người lao động phải thực hiện biên pháp bảo đảm rằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
  • Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Xem thêm: Các quy định khi điều chuyển người lao động làm việc khác với hợp đồng lao động

Tổng kết

Trên đây là các nguyên tắc cần chú ý khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Mong bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, tránh việc mất quyền lợi hoặc vi phạm pháp luật bạn nhé!

Để trở thành một chuyên viên Hành chính - Nhân sự, bạn cần nắm rõ quy định về các loại hợp đồng, bảo hiểm, thuế và rất nhiều kiến thức khác. Tham khảo khóa học HRG04 - Khoá học pháp luật lao động để trau đồi thêm kiến thức, vừng vàng trở thành một nhân viên Hành chính - Nhân sự tài năng nhé!

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông