Các quy định về xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định

Nội dung được viết bởi Lực td

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, khoảng thời gian khấu hao của mỗi loại TSCĐ sẽ khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Githo tìm hiểu về các quy định thời gian trích khấu hao tài sản cố định cũng như các phương pháp khấu hao phổ biến nhé!

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình

Xác định thời gian tài sản cố định còn mới

Đối với tài sản cố định (TSCĐ) còn mới (chưa qua sử dụng) thì doanh nghiệp cần căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định được ghi rõ trong phần phụ lục 1 của Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Xác định thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng

Còn đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định theo công thức:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ =Giá trị hợp lý của TSCĐxThời gian trích khấu hao của TSCĐ (Xem phụ lục 1 của Thông tư 45/2013/TT-BTC)
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó:

  • Giá trị hợp lý của TSCĐ: Là giá mua hoặc trao đổi thực tế (nếu là mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị đánh giá theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (nếu là được cho, biếu, được tặng, điều chuyển đến) và các trường hợp khác.

Thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định

Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian khấu hao tài sản cố định (mới và đã qua sử dụng) khác so với khung thời gian của phụ lục 1 của Thông tư 45/2013/TT-BTC thì sẽ phải lập phương án thay đổi thời gian khấu hao của TSCĐ dựa trên cơ sở giải thích rõ các nội dung sau:

  • Tuổi thọ kĩ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
  • Hiện trạng của TSCĐ (còn mới, đã qua sử dụng, tình trạng thức tế);
  • Ảnh hưởng mà việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nở các tổ chức tín dụng;
  • Trong trường hợp các tài sản cố định này được hình thành từ dự án đầu tư theo hình BOT hoặc BCC thì doanh nghiệp cần bổ sung hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Bộ Tài chính sẽ phê duyệt đối với Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định đối với:

  • Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở nên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ thành lập;
  • Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ;
Khấu hao tài sản cố định

Sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt đối với:

  • Tổng công ty, công ty độc lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có trụ sở trên địa bàn.

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

Doanh nghiệp chỉ được phép thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định một lần với mỗi tài sản.

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình

Theo Điều 11, Thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định về xác định thời gian trích khấu hao đối với tài sản cố định vô hình như sau:

  • Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ nhưng tối đa không quá 20 năm.
  • Nếu TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất đai, sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao được tính là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
  • Nếu TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bản bảo hộ theo quy định.

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Có ba phương pháp phổ biến về trích khấu hao tài sản cố định bao gồm:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng.
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Tùy theo khả năng đáp ứng điều kiện mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợp với tài sản cố định của doanh nghiệp.

Khấu hao tài sản cố định 1

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của TSCĐ có tham gia hoạt động sản xuất.

Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả kinh tế cao được khấu hoa nhanh nhưng chỉ được phép khấu hao tối đa 2 lần đối với phương pháp khấu hao đường thẳng. TSCĐ tham gia hoạt động sản xuất ở đây bao gồm: máy móc, thiết kế, dụng cụ đo lường, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. 

Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Xem thêm: Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ được áp dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là tài sản có liên quan trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm;
  • Xác định tổng số lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Doanh nghiệp sẽ tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Tổng kết

Trên đây là những nội dung quan trọng về khấu hao tài sản cố định - một phương pháp tính chi phí quan trọng trong vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và áp dụng được vào công việc.

Bên cạnh các kiến thức tài sản cố định, để trở thành một chuyên viên kế toán thuế, bạn có thể tham khảo những kiến thức chuyên sâu về các mảng khác trong khóa học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán để vững kiến thức, tự tin trở thành kế toán thuế của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Chúc bạn học tốt!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông