Mách bạn cách để vượt qua nỗi sợ hãi và nâng cao sự tự tin

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Ai trong số chúng ta cũng trải qua những thời điểm phải đối mặt với nỗi sợ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để vượt qua nỗi sợ hãi và biến chúng thành cơ hội. Trong bài viết này, Gitiho sẽ mách bạn làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Cách để vượt qua nỗi sợ hãi qua 7 bước

Có những nỗi sợ hãi mang tính bệnh lý, nhưng cũng có những nỗi sợ hãi đem đến cho bạn cơ hội tiềm tàng để phát triển bản thân. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ trở nên như thế nào nếu bạn có thể chuyển hóa tất cả những nỗi sợ của mình thành sức mạnh. Để giúp bạn làm được điều này, mình đã chuẩn bị một vài phương pháp dành cho bạn rồi đây.

Chấp nhận rằng bạn đang bị kiểm soát bởi nỗi sợ

Nỗi sợ là thứ chi phối góc nhìn của chúng ta đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân chúng ta. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những nỗi sợ, nỗi lo lắng và sự tự ti luôn là những trở ngại lớn nhất mà bạn không thể vượt qua chưa? Đó là vì chúng đã bén rễ trong tiềm thức của bạn từ lúc nào không hay.

minh-hoa-noi-so-hai
Nỗi sợ hãi điều khiển suy nghĩ và hành động của chúng ta

Để lý giải về điều này, tiến sỹ Khoa học Thần kinh Gregory Berns đã viết “Khi não bộ cảm nhận được nỗi đau hoặc một sự mất mát sắp diễn ra, chúng ta có xu hướng bám vào những gì chúng ta đã có.” Nói một cách dễ hiểu hơn, con người thường lựa chọn những nỗi đau họ đã biết hoặc những nỗi khổ họ đã quen thuộc, hơn là nguy cơ đối mặt với những nỗi đau, nỗi mất mát chưa biết tên trong tương lai.

Nói về nỗi sợ hãi, tiến sĩ Berns cũng nói “Khi chế độ sợ hãi của não bộ được bật cũng chính là lúc chế độ khám phá và mạo hiểm của chúng ta bị tắt đi”. Chính vì vậy, cách để vượt qua nỗi sợ hãi bắt đầu bằng việc bạn chấp nhận sự thật rằng bản thân đang bị kiểm soát bởi nỗi sợ.

Xác định nguồn gốc của nỗi sợ

Hãy nhớ rằng điều chúng ta đang nói đến là nguồn gốc của nỗi sợ chứ không phải những gì bạn dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt. Đó là những nỗi lo lắng bén rễ sâu trong tầng cảm xúc và tiềm thức của bạn, gây ra nỗi sợ bạn đang có. Ví dụ bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh nhưng lại sợ thất bại, vậy thì điều gì khiến cho bạn gặp phải nỗi sợ này?

Nỗi sợ thất bại có thể đến từ sự lo lắng rằng bản thân bạn sẽ trở nên ngu ngốc, sâu hơn nữa là đến từ mong muốn được tôn trọng. Vì bạn lo lắng lòng tự trọng bị tổn thương, nên bạn không muốn nếm trải cảm giác bị chế nhại. Do đó, bạn trở nên sợ hãi trước nguy cơ đối mặt với thất bại từ việc thực hiện những hành động mới. Như vậy, nguồn gốc của nỗi sợ thất bại có thể đến từ mong muốn được tôn trọng.

noi-so-that-bai
Nỗi sợ thất bại khiến bạn chùn bước khỏi những cơ hội mới

Ngoài ra, nỗi sợ thất bại của bạn có thể đến từ những mối lo toan về tài chính. Khi bạn ước ao xây dựng một mái nhà ấm no cho gia đình, bạn sẽ nói “không” với tất cả những hành động gây ra rủi ro về mặt tài chính. Do đó, bạn trở nên sợ hãi khi thất bại và mất hết số tiền bạn đang có.

Nếu như bạn chỉ nói rằng “Tôi sợ hãi khi đối mặt với nguy cơ thất bại”, bạn sẽ chẳng thể biết nguyên nhân của nỗi sợ đến từ đâu, và bạn cũng chẳng thể biết làm thế nào để triệt tiêu nỗi sợ này. Chính vì vậy, cách để vượt qua nỗi sợ hãi là bạn xác định nhu cầu cảm xúc sâu xa dẫn đến nỗi sợ của mình.

Xác định biện pháp giải tỏa căng thẳng

Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi? Hãy nhớ rằng đây là một cuộc chiến không chỉ kéo dài trong ngày 1, ngày 2. Khi cơ thể bạn liên tục phải đối mặt với tình huống phải lựa chọn giữa việc chiến đấu hay bỏ chạy, không chỉ tinh thần của bạn bị ảnh hưởng, mà tâm sinh lý của bạn cũng trở nên tệ đi. Phản ứng “chiến hay chạy” này khiến cho các hormone yếu đi và rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Để ngăn chặn tình trạng này, điều quan trọng là bạn phải xác định cho bản thân những biện pháp giải tỏa căng thẳng trong quá trình chiến đấu với nỗi sợ hãi. Hãy thử các bộ môn thể thao như yoga, thiền định hoặc dành tặng cho bản thân những chén trà xoa dịu căng thẳng cuối ngày.

Thiết lập các mục tiêu cho bản thân

Việc bạn vượt qua được nỗi sợ của mình không có nghĩa rằng bạn làm cho nó biến mất. Thay vào đó, bạn biết rằng mình đã chiến thắng chỉ khi bạn nhận thức được nỗi sợ đang thao túng suy nghĩ của mình và giành lại quyền kiểm soát từ nó, đồng thời sẵn sàng đưa ra các quyết định mạo hiểm.

Cách để vượt qua nỗi sợ hãi là bạn xác định các mục tiêu cụ thể khi bước vào cuộc chiến. “Tôi sẽ không còn lo nghĩ về những gì người khác nói về mình” có vẻ là một mục tiêu tốt. Tuy nhiên, sự thật là sẽ có những lúc bạn cảm thấy tự ti. Vậy thì, hãy sửa lại mục tiêu này theo hướng thực tế hơn, ví dụ như “Tôi sẽ không để nỗi sợ hãi ngăn cản tôi yêu cầu sự giúp đỡ từ những đồng nghiệp làm cùng dự án."

Khi bạn xác định được những mục tiêu cụ thể và thực tế đồng nghĩa với việc bạn đã chuẩn bị trước cho những tình huống này xảy ra, khi nỗi sợ có thể kiểm soát hành động của bạn. Tất nhiên, sự chuẩn bị trước không bao giờ là thừa thãi. Nó sẽ giúp bạn trở nên vững chắc, mạnh mẽ hơn khi đối mặt với nỗi sợ của mình.

Cụ thể hóa các bước thực hiện

Để chiến đấu với nỗi sợ hãi, bạn cần một chiến lược đúng đắn. Đó là đánh chắc, tiến chắc. Giống như các chương trình trị liệu tâm lý dành cho các hội chứng sợ, điều bạn cần làm là đi từng bước một. Hãy dựa vào các mục tiêu bạn đã xác định, từ từ đưa ra các gạch đầu dòng cho bản thân.

Ví dụ, trong trường hợp bạn sợ rằng việc nhờ vả ai đó giúp đỡ sẽ khiến bạn trông yếu đuối, khả năng cao là bạn sẽ nói không khi người khác ngỏ ý muốn giúp đỡ. Vậy thì làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi này? Bước đầu tiên, bạn có thể nói có với những sự hỗ trợ này. Có thể đó chỉ là các hành động nhỏ nhặt, tuy nhiên chúng sẽ là một bước tiến lớn trên con đường chiến thắng nỗi sợ của bạn đấy.

Đặt ra deadline

Nếu như bạn là người sợ hãi deadline, có thể đây không phải là bước dành cho bạn. Ngược lại, đối với nhiều người, deadline lại cung cấp cho họ một nguồn động lực lớn. Tạo một dòng note trên lịch, đặt một báo thức trên điện thoại, ghi lại một dòng sticky note trên màn hình laptop là một vài cách để bạn thiết lập deadline cho các hành động của mình.

deadline
Đặt ra deadline là một bước cần thiết để bảo đảm mọi thứ theo đúng kế hoạch

Giả sử bạn cần trao đổi với sếp về chuyện tăng lương, bạn sẽ cần gửi một e-mail sắp xếp cuộc họp. Thay vì tự nhắc nhở bản thân “Mình sẽ gửi e-mail hôm nay”, hãy đặt ra một deadline cụ thể như trước giờ nghỉ trưa. Việc thiết lập deadline cho các công việc sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và vượt qua nỗi sợ của mình hơn.

Xem thêm: Tác hại khó lường của việc thường xuyên trì hoãn và cách giải quyết

Nhờ cậy sự giúp đỡ

Để áp dụng cách để vượt qua nỗi sợ hãi, bạn không thể thiếu đi những người đồng hành bên cạnh. Nếu như chỉ có bạn đối mặt với nỗi sợ, rất có khả năng bạn sẽ trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch và mục tiêu mình đã đặt ra. Do đó, bạn sẽ cần những người có thể hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên, và giúp bạn chịu trách nhiệm với kế hoạch của mình.

Khi nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước, những người đồng hành sẽ động viên, trấn an và đưa bạn quay lại đường đua. So với việc chiến đấu một mình, có những người đồng đội đáng tin cậy bên cạnh chắc chắn là sự lựa chọn khôn ngoan hơn.

cach-de-vuot-qua-noi-so-hai
Tự tin vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân

Tổng kết

Câu hỏi “Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi?" đã có câu trả lời, giờ là lúc bạn chiến đấu với nỗi sợ hãi của mình và hiện thực hóa những giấc mơ đang dang dở. Dù bạn đang đối mặt với bất kỳ nỗi sợ nào, hy vọng bạn sẽ luôn mạnh mẽ để đương đầu với nó và chiến thắng.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông