Cách giải quyết mâu thuẫn trong công việc: 6 Bí kíp đảm bảo hiệu quả

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Cách giải quyết mâu thuẫn công việc là kỹ năng cần thiết của nhà quản trị. Bởi nếu không khéo léo xử lý rất dễ khiến bất đồng trở nên căng thẳng hơn. 

Trong một tổ chức, doanh nghiệp, xung đột không thể tránh khỏi. Chúng có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, hiệu quả công việc. Vậy nên nhà quản lý cần giải quyết một cách triệt để, công bằng, tránh tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”. 

Nếu bạn đang tìm kiếm phương án xử lý mâu thuẫn trong công việc hãy đọc ngay bài viết này. Gitiho sẽ mang đến những luận giải chi tiết, cụ thể nhất. 

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc

Nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn trong công việc

Không chỉ trong công việc mà bất cứ lĩnh vực đời sống nào cũng xuất hiện mâu thuẫn. Đó là một điều tất yếu diễn ra không sớm thì muộn. 

Để đưa ra cách xử lý hiệu quả ngoài việc hiểu giải quyết mâu thuẫn là gì, bạn cũng cần phải tìm hiểu căn nguyên vấn đề. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xung đột trong công việc, điển hình như:  

Xung đột nhiệm vụ

Hiểu lầm, mâu thuẫn có thể nảy sinh khi công việc của các thành viên quá phụ thuộc vào nhau. Nếu không thống nhất từ đầu và phân công phù hợp, toàn bộ hệ thống sẽ gặp tình trạng xung đột về nhiệm vụ. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-1
Các phòng ban khi kết hợp làm việc đôi khi phát sinh mâu thuẫn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc

Ví dụ: Bộ phận xây dựng chiến lược sẽ không thể nào thực hiện công việc nếu nhóm nghiên cứu thị trường cập nhật muộn thông tin. Đương nhiên, những nhân viên chủ động vẫn hoàn thành công việc. Nhưng hiệu quả hoàn toàn không được như mong muốn. 

Xích mích với người dẫn dắt

Trưởng nhóm rất dễ khiến các thành viên không hài lòng. Bởi họ thường đưa ra nhận xét thẳng thắn. Chưa kể một số người thiếu uy tín, ảnh hưởng đến niềm tin cá nhân của nhân viên cấp dưới. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-2
Người lãnh đạo không đủ uy tín cũng làm dấy lên xung đột, mâu thuẫn

Một số người tài cũng sẽ mặc định khả năng lãnh đạo của người đứng đầu không phù hợp, tố chất kém. Điều này khiến mâu thuẫn xuất hiện và trở nên phức tạp. 

Xung đột ý tưởng

Nhà triết học Hegel từng nói rằng: “Bi kịch thực sự trên thế giới không phải là xung đột giữa đúng và sai. Chúng là xung đột giữa hai điều đúng”. Khi cùng nhau thảo luận, mỗi đội nhóm sẽ đưa ra những ý tưởng, giải pháp riêng và dành hết tâm huyết để bảo vệ chúng. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-3
Các ý tưởng, đề xuất đưa ra đôi khi tạo nên tranh cãi, xung đột

Nếu không có người đứng ra xử lý, cuộc tranh luận có thể càng đi vào con đường nảy lửa hơn. Thay vì ý kiến mang tính tranh luận, giờ đây ai cũng cố gắng hạ bệ đối phương để khẳng định lựa chọn của mình đúng.  

Xuất hiện sự thiếu công bằng trong nhóm

Thực tế tình trạng thiếu công bằng, minh bạch trong công việc không hiếm ở các công ty. Đây chính là lý do nhân viên cảm thấy không thoải mái, bất mãn. Dần dần trong họ hình thành nên tâm lý đối kháng với chính doanh nghiệp mình làm việc. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-4
Việc không công bằng trong công việc cũng là nguyên nhân dẫn tới xung đột

Không những vậy tình trạng kể trên còn ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệt huyết, tinh thần làm việc. Vậy nên phương án giải quyết mâu thuẫn cần được nghiên cứu và áp dụng kịp thời, nhanh chóng. 

Ảnh hưởng của mâu thuẫn, xung đột đối với doanh nghiệp

Cùng một tổ chức, các mối quan hệ trở nên phức tạp thì mâu thuẫn càng lớn. Theo nghiên cứu của một nhà khoa học người Mỹ chỉ ra rằng: “Một nhà lãnh đạo dành trung bình 21% thời gian trong tuần để xử lý các mâu thuẫn xảy ra trong doanh nghiệp của mình”. 

Thực tế, xung đột tồn tại song hành với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta cần đánh giá chúng một cách khách quan dựa trên những bối cảnh cụ thể để đưa ra quyết định sáng suốt. Mâu thuẫn ảnh hưởng tới doanh nghiệp cả tích cực lẫn tiêu cực. Cụ thể:

Ảnh hưởng tích cực

Tranh cãi, mâu thuẫn đôi khi mang tới cho doanh nghiệp, tổ chức lợi ích to lớn. Theo những nghiên cứu khoa học về tâm lý con người: “Con người thường có suy nghĩ lựa chọn sự an toàn, bền vững, ổn định thay vì những ý tưởng táo bạo”. Đôi khi nếu không xuất hiện xung đột lại khiến cho chúng ta tự mãn, đề cao khả năng của mình. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-5
Xung đột có thể là cơ hội để nhân sự hiểu nhau hơn

Nếu có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tốt bạn còn kết nối được công ty trở thành một thể thống nhất, bền vững. Bởi sau những bất hòa, tranh luận mọi người mới hiểu nhau hơn. 

Ảnh hưởng tiêu cực

Theo nghiên cứu của một số học giả thuộc trường Đại học Harvard, xung đột, mâu thuẫn thường về tình cảm khiến không thể hòa hợp. Đây cũng là nguyên do dẫn đến nhiều thất bại trong công việc. 

Xung đột có thể là cơ hội để nhân sự hiểu nhau hơn
Mâu thuẫn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc

Mâu thuẫn ở mức độ nhẹ, đơn thuần chỉ là những cuộc cãi vã giữa các quan điểm có thể không gây tác động gì. Nhưng nếu chúng phát triển thành xung đột gay gắt lại rất khó hòa giải. Nếu có xử lý, những tổn thương vẫn sẽ ở đó giữa các nhân viên. 

Trong công ty xảy ra quá nhiều xung đột còn gây nên tình trạng quá tải trong quản lý. Điều này khiến họ mất kiểm soát, giảm năng suất làm việc và cắt đứt sợi dây đoàn kết. Thay vì gây xung đột, nhân sự của bạn đã có thể làm nhiều việc hữu ích, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. 

5 cách giải quyết mâu thuẫn trong công việc hiệu quả

Ngay từ khi dấu hiệu mâu thuẫn xuất hiện bạn cần đưa ra phương án xử lý nhanh, kịp thời. Giải quyết càng sớm, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích công ty sẽ càng giảm. Nếu đang đứng trước một vấn đề, bạn có thể áp dụng một số cách giải quyết mâu thuẫn dưới đây.  

Giữ bình tĩnh

Thomass Jefferson từng nói: “Giữ bình tĩnh mang lại cho bạn nhiều ưu thế hơn người khác. Bạn có thể dễ dàng thích nghi mọi hoàn cảnh, có cái nhìn khách quan hơn trước các vấn đề xảy đến”. Khi xuất hiện xung đột, mâu thuẫn trước tiên bạn cần bình tĩnh. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-7
Bình tĩnh được xem là chìa khóa cho mọi quyết định

Nóng giận là một trong những lý do khiến mâu thuẫn càng trở nên nghiêm trọng. Bởi nếu rơi vào trạng thái giận giữ, bạn thường không đủ tỉnh táo để lắng nghe quan điểm từ các bên liên quan. 

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết xung đột trong doanh nghiệp nhà quản trị cần có

Chính điều đó khiến cho vấn đề tưởng chừng đơn giản trở nên rắc rối hơn. Bình tĩnh chính là bí quyết khi đối đầu với những mâu thuẫn trong công việc dù bắt nguồn từ phía đồng nghiệp hay đối tác. 

Xác định các mối quan tâm chung

Cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả phải kể đến xác định các mối quan tâm chung. Bởi khi có một vấn đề cùng bàn luận, tất cả các bên dễ dàng tìm được tiếng nói chung dựa trên những quan điểm khách quan, bình đẳng. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-8
Người đứng giữa cần hướng các bên xung đột đến với mối quan tâm chung

Mối quan tâm ở đây có thể là mục tiêu đang hướng tới, lợi ích hay những quy định đặt ra khi bắt đầu dự án. Khi mọi người có chung quan điểm, hầu hết mâu thuẫn sẽ được xử lý, tránh tình trạng mỗi người một ý. 

Nhưng bạn cần nhớ rằng mối quan tâm chung phải là điều mà tất cả mọi người đều chú ý. Tuyệt đối không dùng suy đoán mang tính chủ quan, áp đặt của bất cứ ai. Điều này giúp mỗi cá nhân nâng cao tinh thần đoàn kết, mang lại lợi ích cao cho tập thể. 

Lắng nghe, thấu hiểu

Nhà báo Frank Tyger từng chia sẻ: “Hãy biết lắng nghe. Đôi tai bạn không bao giờ dẫn bạn vào rắc rối”. Một trong những cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả chính là lắng nghe. Với vai trò người hòa giải, bạn phải đứng giữa và nghe từ nhiều phía, cả người trong cuộc lẫn người liên quan. 

cach-giai-quyet-mau-thuan-9
Không lắng nghe, thể hiện sự tức giận chỉ khiến mâu thuẫn gay gắt hơn

Chỉ khi thực sự lắng nghe bạn mới phân tích, đánh giá tính đúng – sai một cách khách quan, công bằng. Qua đó, bạn đưa ra được phương án xử lý thỏa đáng để bất cứ ai cũng cảm thấy được tôn trọng. 

Chia sẻ rõ quan điểm cá nhân

Bên cạnh lắng nghe, thấu hiểu, người lãnh đạo cũng cần chia sẻ rõ quan điểm cá nhân về vấn đề mâu thuẫn đang xảy ra trong công ty. Kết hợp với việc động viên nhân sự bày tỏ ý kiến của mình. Điều đó giúp cho những người trong cuộc cơ hội giải tỏa tâm lý, giãi bày. 

Bạn có thể gọi từng người vào phòng làm việc để đảm bảo tính khách quan, không bị ảnh hưởng tâm lý. Một cách giải quyết mâu thuẫn chính là để tất cả trung thực ngay từ đầu. Như vậy ở vai trò nhà quản lý đứng giữa phân xử bạn mới xác định ngay được vấn đề, đưa ra lý do, giải thích cho những sai lầm ấy. 

Cùng nhau đưa ra giải pháp

Trong bất cứ xung đột, mâu thuẫn nào xảy ra, bạn cũng cần bỏ qua cái tôi cá nhân để cùng nhau đưa ra giải pháp. Người lãnh đạo sẽ đứng giữa để tiếp nhận đóng góp của các bên tranh chấp. Sau đó tạo cơ hội để họ được trực tiếp dùng luận điểm của mình để thuyết phục đối phương. 

Cách giải quyết mâu thuẫn trong công việc: 6 Bí kíp đảm bảo hiệu quả

Cùng ngồi lại và đưa ra giải pháp là cách tháo gỡ mâu thuẫn, xung đột hiệu quả

Đồng thời, nhà quản trị cũng cần khuyến khích mọi người cùng chung tay giải quyết rắc rối. Khi tất cả cùng tham gia tháo gỡ vướng mắc, mâu thuẫn nhanh chóng được gỡ bỏ. 

Ngoài ra, khi mâu thuẫn đã xảy ra, thay vì chỉ chăm chăm nhìn những sai lầm của nhân viên trong quá khứ, bạn hãy tập trung vào vấn đề hiện tại. Điều đó giúp tạo ra bầu không khí thoải mái, hòa nhã cho tất cả mọi người. Không chỉ tránh được tình trạng leo thang của mâu thuẫn mà còn tránh áp lực. 

Trên đây là một số phương án xử lý xung đột cơ bản. Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân cụ thể, tính chất sự việc bạn nên tìm cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp, đảm bảo công bằng, khách quan. 

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông