Google Data Studio có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều thách thức liên quan đến trang dashboard, báo cáo hoặc dữ liệu. Nhưng có thể bạn chưa biết, Google Data Studio còn có thể giúp bạn giải quyết một số vấn đề kỹ thuật khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tạo một báo cáo Google Data Studio đơn giản dựa trên dữ liệu Google Analytics để theo dõi và giải quyết tải các trang mà ứng dụng web không tìm thấy. Chắc chắn, chúng ta sẽ có một cái gì đó đẹp mắt, hữu ích hơn là một danh sách dài chứa các đường link báo lỗi 404 Errors.
Như thường lệ, sự kết hợp tốt giữa các tính năng tuyệt vời của Data Studio sẽ giúp chúng ta tạo ra một báo cáo tương tác và phản hồi nhanh, giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt và tìm ra giải pháp thích hợp cho những vấn đề mang tính kỹ thuật.
Nội dung chính
Rất nhiều lý do có thể gây ra lỗi "không tìm thấy trang":
Với Google Analytics, chúng ta dễ dàng xác định nguyên nhân của lỗi này. Từ dữ liệu đó, chúng ta sẽ tạo một báo cáo trực quan, để giúp hiểu sâu hơn câu chuyện đằng sau các số liệu đó. Mục đích chính của báo cáo này là:
Sau đây là các bước để lập báo cáo.
Chúng tôi sẽ sử dụng những số liệu được trích suất từ Google Analytics (GA) đê thực hiện báo cáo này. Bao gồm các dữ liệu sau:
Nếu tài khoản Google Analytics của bạn chưa thu thập loại dữ liệu này, bạn chỉ cần đều chỉnh lại kế hoạch theo dõi (tracking) để thu thập những dữ liệu đó. Bên cạnh đó, nếu bạn cần các hướng dẫn chi tiết hơn, vui lòng xem thêm bài viết mới nhất của chúng tôi về các bước cụ thể để kết nối Analytics với Data Studio, tạo Scorecard và biểu đồ chuỗi thời gian.
Báo cáo của chúng ta được cấu hình như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần định cấu hình các trường được tính toán. Bạn hãy tạo các trường được tính toán này, giữ nguyên các công thức và tên trường như bên dưới.
1. Trường PNF – Trigge cho biểu đồ donut để tạo ra 3 nhóm lỗi (tiền tố PNF cho “page not found”)
CASE
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND Source = "(direct)" THEN "Direct"
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND Source != "(direct)" THEN "External link"
ELSE "Internal link"
END
2. Trường "PNF – Detail for internal link"
CONCAT("Internal: ",Previous Page Path)
3. Trường “PNF – Detail for internal link”
CONCAT("Referral: ",Source,Referral Path)
4. Trường "PNF – Detail for social link"
CONCAT("Social: ",Source)
5. Trường “PNF – Detail for campaign link”
CONCAT("Campaign: ",Default Channel Grouping," / ",Source, " / ",Medium, " / ",Campaign, " / ",Ad Content)
6. Trường “PNF – Detail for organic search”
CONCAT("Organic: ", Hostname, Page)
7. Trường “PNF – Detail” . Trường này sẽ được sử dụng bởi biểu đồ bảng và sẽ gọi 5 trường trước đó.
Bởi vì chúng ta không thể kết hợp các hàm chức năng như CONCAT bên trong câu lệnh CASE WHEN. Đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng các trường được tính toán bên trên làm trung gian.
CASE
WHEN Previous Page Path != "(entrance)" THEN PNF - Detail for internal link
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND Source = "(direct)" THEN "Direct"
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND Medium = "organic" THEN PNF – Detail for organic search
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND Default Channel Grouping = "Social" THEN PNF - Detail for social link
WHEN Previous Page Path = "(entrance)" AND medium = "referral" THEN PNF - Detail for referral link
ELSE PNF - Detail for campaign link
END
Chúng ta cần một bộ lọc dựa trên giá trị của thứ nguyên "Page Title". Giả sử tiêu đề trang bạn đang sử dụng cho lỗi 404 là “Page Unavailable”.
Chúng ta sẽ sử dụng một bộ lọc biểu đồ đơn giản:
Include / Page Title / Equal to / Page Unavailable
Và đặt tên cho bộ lọc này là “GA – Page Title – Page Unavailable”
Bây giờ bộ lọc và các trường của chúng ta đã sẵn sàng, chúng tôi có thể tạo 3 biểu đồ với các cấu hình như bên dưới:
1. Biểu đồ chuỗi thời gian
2. Biểu đồ tròn Donus
3. Biểu đồ bảng
Và biểu đồ của bạn đã hoàn thành.
Hy vọng với hướng dẫn này, bạn đã biết cách tạo báo cáo về lỗi trang 404 - không tìm thấy trang trong Google data studio. Để không bỏ lỡ những thủ thuật tin học văn phòng hữu ích khác, hãy tham gia cùng với chúng tôi ngay hôm nay.
Khóa học Google Data Studio tập trung vào kiến thức thực tế, không nặng lý thuyết giúp bạn dễ thực hành và áp dụng ngay vào công việc
Nếu bạn muốn học cách ứng dụng công cụ này để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực quan , tham khảo ngay khóa học Google Data Studio cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé.
Nhấn Học thử và Đăng ký ngay!