Cách xây dựng mô tả công việc vị trí Nhân viên quản trị hệ thống Công nghệ thông tin

Nội dung được viết bởi Sabrina

Nhiệm vụ của một nhân viên quản trị hệ thống công nghệ thông tin là gì? Nhân viên quản trị hệ thống cần có những tố chất gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu cách xây dựng bản mô tả công việc của nhân viên IT ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký ngay khóa học Tuyển dụng thực chiến cho người mới bắt đầu

Bản mô tả công việc vị trí nhân viên quản trị hệ thống

Các thông tin cơ bản

nhân viên quản trị hệ thống

Bất kỳ bản mô tả công việc nào cũng cần các thông tin bắt buộc như tên vị trí tuyển dụng, mục tiêu công việc, các nhiệm vụ chính, yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng kèm theo quyền lợi của người lao động sau khi được tuyển dụng. Trước khi xây dựng một bản mô tả công việc chi tiết, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Vị trí tuyển dụng là gì?
  • Vị trí này sẽ phải phụ trách những công việc nào?
  • Những công việc đó sẽ yêu cầu người làm phải có những tố chất gì?

Các câu hỏi trên sẽ giúp bạn có được hình dung ban đầu về vị trí tuyển dụng và bắt đầu đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp với vị trí đó. Đối với bản mô tả công việc của nhân viên IT, bạn càng phải cẩn thận và chi tiết về những yêu cầu của doanh nghiệp.

Ví dụ bản mô tả công việc

Dưới đây là một ví dụ chi tiết về bản mô tả công việc của nhân viên IT, cụ thể hơn là vị trí nhân viên quản trị hệ thống. Bạn có thể tham khảo để xây dựng bản mô tả phù hợp với doanh nghiệp mình.

I

VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

1

Tên vị trí chức danh

Mã hiệu

Phòng/Ban

Cấp quản lý trực tiếp

 

Nhân viên Quản trị hệ thống

 

Ban Công nghệ thông tin

Trưởng ban

II

MỤC TIÊU CÔNG VIỆC 

1

Quản trị hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống an ninh bảo mật, hệ thống Cơ sở dữ liệu

2

Hỗ trợ người dùng tại Công ty xử lý các yêu cầu về Công nghệ thông tin

3

Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp đối tác cung cấp triển khai các dự án, giải pháp Công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xây dựng các quy trình, tài liệu cài đặt, quản trị, xử lý sự cố trên các hệ thống, đào tạo nhân viên mới. Tham gia các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ, quản trị tốt các hệ thống. 

III

CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH

 

Nhiệm vụ chính

Tiêu chí đo lường công việc

A

Quản trị hệ thống(System Administrator)

 

1

Quản trị các hệ thống Domain, Email, website, Portal, File Server và các hệ thống khác trên nền các máy chủ vật lý, máy chủ ảo hóa sử dụng các hệ điều hành Windows Server, Linux, Unix, các hệ thống Backup, Restore, Antivirus, hotfix update, cách dịch vụ hệ thống phổ biến của Microsoft và các hãng phần mềm khác.

  • Hệ thống các quy trình, tài liệu cài đặt hệ thống, quản trị hệ thống..
  • Số sự cố mất an toàn hệ thống được phát hiện và xử lý kịp thời/Tổng số sự cố xảy tra/tháng

2

Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu năng của hệ thống, nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới để đưa ra các cảnh báo, đề xuất kịp thời nhằm duy trì tính ổn định và độ sẵn sàng cao của hệ thống

Thường xuyên đánh giá hệ thống để phát hiện các điểm yếu trong hệ thống, đề xuất các giải pháp khắc phục, sao lưu dữ liệu định kỳ của hệ thống để sẵn sàng phục hồi khi có sự cố hỏng hóc, đặc biệt khí có thảm họa xảy ra ảnh hưởng đến hệ thống(hỏa hoạn, cháy nổ, động đất, thiên tai, thao tác sai trên hệ thống….)

  • Số sự cố mất an toàn hệ thống được phát hiện và xử lý kịp thời/Tổng số sự cố xảy tra/tháng

B

Quản trị hệ thống Mạng và bảo mật (Network and Security System Administrator)

 

1

Quản trị hệ thống mạng LAN và mạng WAN, Wifi, quản trị các thiết bị mạng và bảo mật như Switch layer 2, layer 3, Router, Firewall, IPS/IDS, wifi access point, thiết bị cân bằng tải, thiết bị dò quét lỗ hổng bảo mật,….

  • Hệ thống các quy trình, tài liệu cài đặt hệ thống, quản trị hê thống (Network and Security System Administrator )

2

Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu năng của hệ thống

Thường xuyên đánh giá hệ thống để phát hiện các điểm yếu trong hệ thống

Đưa ra các quy trình, tài liệu hướng dẫn người sử dụng trong toàn Công ty hiểu biết về các mối nguy hiểm khi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, Internet, email, nâng cao nhận thức cho người dùng và kiểm tra sự tuân thủ của người dùng đối với các quy định về an toàn bảo mật thông tin như quy định đặt mật khẩu, đổi password, quy định sử dụng mail, chạy phần mềm quét virus, không cài các phần mềm crack….

Giả lập các hoạt động tấn công vào hệ thống để phát hiện ra các điểm yếu trên hệ thống và đưa ra các phương án đề xuất khắc phục

  • Số sự cố mất an toàn hệ thống được phát hiện và xử lý kịp thời/Tổng số sự cố xảy tra/tháng

C

Quản trị Hệ cơ sở dữ liệu(Database Administrator)

 

1

Quản trị các Hệ cơ sở dữ liệu của các hệ thống phần mềm trên các máy chủ Cơ sở dữ liệu, hỗ trợ các bộ phận nghiệp vụ thu thập báo cáo, hỗ trợ phối hợp với các cán bộ phát  triển phần mềm cập nhật trên ứng dụng và cơ sở dữ liệu, nâng cấp các tính năng mới trên phần mềm nghiệp vụ. Đảm bảo công tác sao lưu và phục hồi dữ liệu khi cần thiết

  • Số sự cố mất an toàn dữ liệu được phát hiện và xử lý kịp thời/Tổng số sự cố dữ liệu xảy tra/tháng

IV

TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 

 

Tiêu chuẩn

Chi tiết

1

Học vấn, trình độ chuyên môn

Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành; Công nghệ thông tin, Điện tử - Viễn thông, Toán - Tin

2

Kinh nghiệm làm việc  (số năm kinh nghiệm, lĩnh vực)

  • Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong môi trường Công việc về Công nghệ thông tin.
  • Đã trực tiếp tham gia triển khai các hệ thống mạng LAN, mạng WAN, Internet, cài đặt các máy chủ Windows Server, Linux, Sun Solaris, ESX Server,SAN Storage, SAN Switch, triển khai các dịch vụ Công nghệ thông tin cơ bản như Active Directory, DNS, DHCP, WebServer, File Server, Mail Server, hệ thống máy chủ ảo, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu, hệ thống Proxy…
  • Đã trực tiếp cấu hình, cài đặt các thiết bị mạng như Modem, Access Point, Switch Layer 3, Router, Firewall 
  • Đã trực tiếp cài đặt, quản trị, sao lưu và phục hồi dữ liệu, hỗ trợ nâng cấp cập nhật phần mềm, cơ sở dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu như Access, MySQL, MS SQL, Oracle.

3

Kiến thức, Kỹ năng, thái độ/tố chất

 

 

Tố chất cần thiết cho công việc

  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Chịu được áp lực công việc. 
  • Có tư duy hệ thống.
  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, nhiệt tình chăm chỉ chịu khó.
  •  Chủ động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống
  • Có tư duy định hướng khách hàng.

 

Kiến thức chuyên môn

  • Hiểu biết hoạt động của công ty.
  • Tối thiểu có chứng chỉ CCNA hoặc MCSA, ưu tiên có các chứng chỉ cao hơn như CCNP (Quản trị mạng), MCSE (Quản trị hệ thống), LPI (Quản trị Linux), SCNA, CEH (An ninh bảo mật), OCA, OCP (Quản trị Hệ cơ sở dữ liệu)

 

Kỹ năng thiết yếu cho công việc

  • Khả năng tự nghiên cứu, đọc tài liệu Chuyên ngành, khả năng làm việc độc lập và khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt. 
  • Kỹ năng giao tiếp mềm mỏng và thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. 
  • Kỹ năng trình bày vấn đề dễ hiểu để giải đáp các thắc mắc cho người dùng trong công tác Hỗ trợ người dùng.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo.

 

Ngoại ngữ

  • Đọc và hiểu tốt các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành
  • Nghe nói giao tiếp được khi làm việc với Chuyên gia nước ngoài

 

Tin học

  • Kỹ năng tin học văn phòng tốt

 

Kỹ năng khác

  • Biết lập trình phần mềm là một lợi thế 

4

Tiêu chuẩn khác

Tuân thủ kỷ luật

Xem thêm: Xây dựng mô tả công việc (JD) cho vị trí Trưởng ban Kiểm soát

Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn viết bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên quản trị hệ thống. Hy vọng ví dụ trong bài đã giúp bạn xây dựng được một bản mô tả công việc phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Để tham khảo các kiến thức về tuyển dụng, hãy đọc thêm các bài viết trên blog Gitiho.com bạn nhé.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông