Nếu bạn đang phân vân vị trí Trưởng ban kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm với những công việc gì thì đây là bài viết dành cho bạn. Bài viết này của Gitiho sẽ chia sẽ chi tiết bản mô tả công việc của vị trí Trưởng ban kiểm soát trong doanh nghiệp. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Trong một doanh nghiệp, bên cạnh 2 nhân tố cần là tài chính và nhân sự thì nhân tố đủ liên quan đến vấn đề kiểm soát nhằm giảm thiếu các vấn đề rủi ro về mặt pháp lý, hay những kẽ hở liên quan đến quy trình/ quy định có thể gây lãng phí, tổn thất thậm chí đem lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho một doanh nghiệp. Đây là một vấn đề rất được các lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm.
Tùy từng loại hình/ mô hình doanh nghiệp khác nhau mà chủ doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu Ban Kiểm soát khác nhau. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần, đa phần Ban Kiểm soát thuộc quyền quản lý điều hành của Hội đồng quản trị mà trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Ban Tổng giám đốc trở xuống các bộ phận.
Dưới đây là mô tả công việc của vị trí Trưởng ban Kiểm soát của một doanh nghiệp Bất động sản quy mô cấp Tập đoàn.
I VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
1 Tên vị trí chức danh Mã hiệu Phòng/Ban Cấp quản lý trực tiếp
Trưởng Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát Chủ tịch Hội đồng Quản trị
II MỤC TIÊU CÔNG VIỆC
1. Đảm bảo sự tuân thủ các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, các quy chế, quy trình, quy định nội bộ, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
2. Ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
3. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị về việc cải tiến mô hình tổ chức, quy chế, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn (nếu phát hiện bất cập).
III CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH
Nhiệm vụ chính
1. Lập kế hoạch trình Chủ tịch Hội đồng Quản trị phê duyệt chương trình kiểm tra kiểm soát theo định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của Tập đoàn.
2. Giám sát việc thực hiện và sự tuân thủ (nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ của Tập đoàn, các hệ thống quy chế/quy trình, Pháp luật …) của Tập đoàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành.
3. Tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách của Ban, cơ cấu cán bộ, phân công công tác, xây dựng chức năng nhiệm vụ, thiết lập mối quan hệ công tác và đề xuất cải tiến để phù hợp với yêu cầu công việc của Ban.
4. Triển khai công tác đào tạo, phổ biến chế độ chính sách cho các đối tượng trong Tập đoàn trong các lĩnh vực liên quan trên cơ sở khắc phục, cải tiến, đổi mới, xử lý hoặc phòng ngừa liên quan đến kết quả kiểm toán nội bộ ; kiến nghị cải tiến hệ thống văn bản của nội bộ Tập đoàn (Điều lệ Tập đoàn, hệ thống quy chế, quy trình của các phòng Ban, bộ phận) phù hợp với chế độ chính sách pháp luật hiện hành.
5. Tổ chức thực hiện chương trình kiểm toán, kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch định kỳ được phê duyệt hoặc kiểm tra xác minh làm rõ các vụ việc phát sinh trong Tập đoàn và có đề xuất kiến nghị Chủ tịch Hội đồng Quản trị xử lý theo quy định hiện hành.
6. Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà thầu, khách hàng và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Tiêu chí đo lường công việc
Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu thực tế phát sinh
Số lượng báo cáo, biên bản kiểm tra thực hiện 06 tháng/năm.
Theo yêu cầu công việc và tình hình thực tế
Số buổi đào tạo/ kế hoạch thực hiện
Số lượng báo cáo thực hiện /Kế hoạch
Số lượng công việc thực hiện/số được giao
IV TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1 Học vấn, trình độ chuyên môn Tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ưu tiên tốt nghiệp Thạc sỹ kỹ thuật/Thạc sỹ kinh tế các chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, tài chính, xây dựng, kinh tế, ngân hàng
2 Kinh nghiệm làm việc (số năm kinh nghiệm, lĩnh vực) 10 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan, 03 năm kinh nghiệm quản lý ở vị trí tương đương
3 Kiến thức, Kỹ năng, thái độ/tố chất
Tố chất cần thiết cho công việc Đạo đức tốt, trung thực, nhiệt tình, trách nhiệm, bản lĩnh. Tạo được ảnh hưởng trong công việc. Năng động. Chịu được áp lực cao.
Kiến thức chuyên môn • Có kiến thức về quản trị tài chính doanh nghiệp
• Có kiến thức chuyên môn về kế toán/kiểm toán
• Có kiến thức về quản trị doanh nghiệp
• Am hiểu lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn
Kỹ năng thiết yếu cho công việc • Kỹ năng nhạy bén trong phát hiện vấn đề
• Kỹ năng phân tích, tổng hợp
• Kỹ năng quản lý bản thân
• Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
• Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
• Kỹ năng phân quyền và quản lý công việc
• Kỹ năng huấn luyện và phát triển nhân viên
Ngoại ngữ Đọc các văn bản tiếng Anh cơ bản, thông thường/Giao tiếp bằng Tiếng Anh ở mức độ cơ bản.
Tin học Sử dụng thành thạo các phần mềm Office.
4 Tiêu chuẩn khác Không áp dụng.
Mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra được các nhiệm vụ chính và các tiêu chí đo lường khác nhau, nhằm bám sát mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu kiểm soát của lãnh đạo doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó là các tiêu chuẩn cũng vì thế mà có sự điều chỉnh tương ứng cho phù hợp.
Trên đây là chi tiết bản mô tả công việc dành cho vị trí trưởng ban kiểm soát. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong việc xây dựng mô tả công việc để tuyển dụng Trưởng ban kiểm soát cho doanh nghiệp. Các bạn hãy cùng đón xem chuyên đề về Mô tả công việc tại Gitiho nhé.
Người làm hành chính nhân sự mới, người trái ngành chuyển sang sẽ có:
Đăng ký và Học thử ngay để trải nghiệm tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Hành chính nhân sự như thế nào nhé!