Trưởng phòng đấu thầu là vị trí có vai trò rất quan trọng với công ty, doanh nghiệp hiện nay, đặc là với lĩnh vực xây dựng. Nhưng nhiều bộ phận hành chính nhân sự của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết xây dựng mô tả như thế nào cho chuẩn và chuyên nghiệp, hãy cùng Gitiho tìm hiểu cách xây dựng mô tả công việc của vị trí Trưởng Phòng Đấu thầu, giúp bạn tuyển chọn được nhân tài cho doanh nghiệp mình nhé!
Trường phòng đấu thầu là một vị trí quan trọng trong công ty, có nhiệm vụ quản lý và tổ chức hoạt động của toàn bộ nhân viên trong phòng ban của mình. Ngoài ra, Trưởng phòng đấu thầu còn thực hiện việc điều phối, phân chia công việc cho nhân viên để thực hiện tốt chức năng công việc của phòng như tổ chức và triển khai công tác đấu thầu hay quản lý hợp đồng và các hồ sơ đấu thầu của công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách xây dựng mô tả công việc vị trí Kiến trúc sư Quy hoạch
Dưới đây là bản mô tả công việc của vị trí Trưởng Phòng Đấu thầu của một doanh nghiệp:
Chức danh/vị trí công việc: Trưởng Phòng Đấu thầu
Phòng Ban: Phòng Đấu thầu/ Ban KTĐT
Địa điểm làm việc Do doanh nghiệp chỉ định
Loại hợp đồng lao động Xác định thời hạn/không xác định thời hạn theo quy định của Công ty
Báo cáo trực tiếp cho: Phó Ban Kinh tế Đấu thầu/ Trưởng Ban Kinh tế Đấu thầu
Qui trình công việc liên quan:
1. Quy trình Đánh giá và lựa chọn nhà thầu;
2. Các quy chế, quy trình, quy định, thông báo, hướng dẫn khác trong công việc.
Quan hệ công việc:
Bên trong: Các Phòng/Ban, công ty thành viên của Doanh nghiệp
Bên ngoài: Các nhà thầu; nhà cung cấp
Tổ chức bộ máy hoạt động của Phòng Đấu thầu thực hiện các mục tiêu sau:
1. Đảm bảo triển khai công tác đấu thầu tuân thủ quy định, quy trình của Doanh nghiệp, Nhà Nước, đề xuất được các nhà thầu phù hợp nhất thực hiện các gói thầu tại các dự án của Doanh nghiệp và công ty thành viên.
2. Nhận diện những hạn chế, thiếu sót để kiến nghị các biện pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đấu thầu tại Doanh nghiệp.
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Phòng Đấu thầu trong ngắn hạn và dài hạn 10%
2. Phân công, giám sát, báo cáo kết quả công việc của Phòng bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau đây: 70%
2.1. Xây dựng, cập nhật quy trình, quy định, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu.
2.2. Tổ chức đấu thầu cho các gói thầu thiết kế, xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị của Doanh nghiệp .
2.3. Tham mưu cho Hội đồng đấu thầu/Ban QLCDA về công tác đấu thầu (lựa chọn tư vấn QLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, nhà cung cấp vật tư).
2.4. Chủ trì (phối hợp với các phòng/ban) đàm phán hợp đồng các gói thầu.
2.5. Thẩm định lại dự toán thiết kế sau khi Phòng QLTK làm việc với nhà thầu.
2.6. Quản lý công tác đấu thầu các gói tư vấn QLDA.
2.7. Lưu trữ và quản lý tài liệu đấu thầu.
2.8. Cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu vào công tác đấu thầu; thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình thực hiện.
3. Quản lý nhân sự của Phòng Đấu thầu, Phòng Đấu thầu tại dự án: xây dựng hệ thống, tham gia công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nhân sự thuộc Phòng. 10%
4. Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động/báo cáo chuyên môn của Phòng Đấu thầu định kỳ/phát sinh. 5%
5. Các nhiệm vụ được giao khác theo phân công của cấp trên. 5%
1. Đại diện Doanh nghiệp làm việc với các đơn vị thành viên, khách hàng, đối tác thực hiện hoạt động chuyên môn của Phòng Đấu thầu trong phạm vi được phân công/ủy quyền
2. Quyết định các nội dung liên quan đến hoạt động của Phòng Đấu thầu trong phạm vi được phân công phụ trách.
3. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm... nhân sự thuộc phạm vi phụ trách
4. Đề xuất xây dựng, sửa đổi các quy trình mua bán vật tư, quy định quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị…
5. Các quyền hạn khác theo quy định về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đấu thầu.
1. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Phòng Đấu thầu
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin báo cáo gửi Lãnh đạo Ban KTĐT
3. Bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Phòng theo Quy định của Doanh nghiệp
4. Thực hiện nội quy lao động và các quy định, quy chế quản trị nhân sự chung của Doanh nghiệp
5. Trách nhiệm khác tương ứng với phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công phụ trách
1. Bằng cấp, Chứng chỉ - Kỹ sư XDDD & CN (ưu tiên) hoặc kỹ sư KTXD.
2. Kiến thức cần thiết - Pháp luật trong hoạt động XD;
- Quản lý trong hoạt động XD;
- Quy trình, công nghệ thi công, lắp đặt trong XD;
- Cơ cấu, hao phí trong hoạt động xây dựng.
3. Kỹ năng cần thiết - Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai công việc
- Kỹ năng quản lý nhân viên
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giao tiếp
- Kỹ năng quản trị rủi ro
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh Giao tiếp cơ bản
- Vi tính Tin học văn phòng (Word, Excel, Microsoft proiect, …)
4. Kinh nghiệm Kinh nghiệm tối thiểu từ 07 đến 10 năm (ưu tiên). Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong công tác đấu thầu tại vị trí và phạm vi tương tự.
5. Thái độ Trung thực, cẩn trọng, chính xác.
6. Sức khỏe Tốt.
7. Khác
- Làm việc ngoài giờ;
- Có khả năng đi công tác (không thường xuyên).
Trên đây là chi tiết mẫu bản mô tả công việc cho vị trí Trưởng Phòng Đấu thầu, bạn có thể dựa vào đây để xây dựng bản mô tả công việc phù hợp với doanh nghiệp mình nhé!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!