Mục lục
Sử dụng hình ảnh trong PowerPoint không chỉ là tìm một hình ảnh, tải xuống và chèn vào slide. Muốn sở hữu được một bản slide đẹp, chất lượng và chuyên nghiệp thì thao tác xử lý hình ảnh khi thiết kế slide vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao trong PowerPoint, giúp hình ảnh được trình bày trên slide được chuyên nghiệp và đẹp mắt nhất.
Tuyệt đỉnh PowerPoint - Chinh phục mọi ánh nhìn chỉ trong 9 bước
Có thể khi tìm ảnh để thiết kế slide PowerPoint, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh thông thường như chúng ta thường thấy, đôi khi sẽ bắt gặp những hình ảnh chỉ thấy vật thể, không thấy nền, và cả những hình ảnh có thể chuyển động nhưng không phải video nữa. Cùng là hình ảnh, tại sao lại khác nhau như vậy? Điều đó chính là do các hình ảnh mang những định dạng khác nhau đó!
Có rất nhiều kiểu định dạng hình ảnh khác nhau, tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và phần mềm sử dụng hình ảnh đó. Khi thiết kế slide trong PowerPoint, chúng ta sẽ thường gặp 3 kiểu định dạng hình ảnh:
Xem thêm: Mẹo thiết kế bài giảng điện tử đẹp và hấp dẫn bằng PowerPoint
Sử dụng hình ảnh không nền để minh họa cho slide là một lựa chọn thông minh và được ưa chuộng. Bởi, hình ảnh không nền sẽ giúp hình ảnh không bị ảnh hưởng bởi họa tiết, màu sắc của nền, từ đó hòa hợp với bố cục và màu sắc của toàn bộ slide hơn. Bên cạnh đó, khi bạn muốn sử dụng hình ảnh minh họa, đặc biệt là các vật thể, nếu bạn phóng to hình ảnh lên, ảnh có nền sẽ làm cho chữ bị che mất bởi phần nền ảnh; trong khi đó, ảnh không nền lại hoàn toàn không bị như vậy. Bạn có thể xem ví dụ sau:
Ảnh được để cùng một kích cỡ, tuy nhiên, nếu sử dụng ảnh không nền, chữ sẽ không bị che mất, bố cục của slide cũng hài hòa hơn.
Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh không nền trên Google bằng cách thêm từ khóa "PNG" vào sau từ khóa của ảnh bạn muốn tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn cũng rất dễ bắt gặp những hình ảnh "fake PNG", nghĩa là, để ảnh nền giống PNG (định dạng ảnh không nền), nhưng thực chất lại là ảnh có định dạng JPEG/JPG (Có nền). Hoặc đơn giản là hình ảnh bạn muốn sử dụng lại không có kết quả PNG khi tìm kiếm. Vì vậy, thay vì phụ thuộc vào việc tìm kiếm ảnh không nền trên mạng Internet, sao bạn không thử tự tách nền ngay trong chính PowerPoint? Cách làm cực kì đơn giản đó!
Như vậy, chỉ với 3 bước và những thao tác vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự tách nền cho hình ảnh trong PowerPoint, không cần sử dụng tới những công cụ xử lý hình ảnh chuyên nghiệp như Adobe Photoshop hay Illustrations. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu hình ảnh vừa tách nền để sử dụng cho lần sau bằng cách nhấp chuột phải vào hình ảnh, chọn Save as picture và chọn định dạng Portable Network Graphics (PNG) ở mục Save as type.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trang web hỗ trợ xóa nền tự động cho hình ảnh trong trường hợp bạn không có thời gian ngồi xóa nền cho từng hình ảnh. Cách sử dụng, ưu và nhược điểm của các trang web hỗ trợ xóa nền tự động bạn có thể tham khảo trong bài viết sau: Các trang web hỗ trợ xóa nền tự động cho hình ảnh cực nhanh
Khi bạn có một hình ảnh với rất nhiều vật thể hoặc có nhiều chi tiết thừa, bạn muốn chỉ lấy tập trung duy nhất 1 vật thể để trình bày trên slide thôi thì bạn cần sử dụng tới chức năng cắt ảnh hình ảnh (Crop) trong PowerPoint. Bạn có thể cắt ảnh đơn giản hoặc cắt hình ảnh với những tùy chọn nhất định (tỉ lệ, kiểu dáng bản cắt) trong PowerPoint.
Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn cắt 1 hình ảnh để lấy 1 vật thể nhất định thôi, hãy làm theo các bước sau:
Như bạn thấy, nếu cắt theo cách đơn giản này, bạn có thể tự căn chỉnh độ rộng, độ dài của hình ảnh cho phù hợp và tạo ra những hình ảnh có độ rộng, độ dài bằng nhau. Điều này giúp việc sắp xếp hình ảnh trên slide PowerPoint được đẹp mắt hơn rất nhiều. Ví dụ như hình ảnh slide dưới đây:
Tuy nhiên, nếu bạn muốn cắt hình theo 1 tỷ lệ nhất định, hoặc muốn cắt theo 1 hình khối nào đó không phải hình chữ nhật như cách cơ bản thì phải làm thế nào?
Aspect Ratio: Cắt ảnh theo tỉ lệ. Nếu bạn muốn cắt theo 1 tỉ lệ nhất định (ví dụ cắt ảnh vuông - tỉ lệ 1:1) thì hãy lựa chọn Aspect Ratio để cắt ảnh nhé!
Crop to shapes: Cắt theo hình khối. Bạn có thể lựa chọn hình khối để làm "khung ảnh" cắt hình. Khung ảnh này sẽ tự đông mang kích thước phù hợp với chiều dài và chiều rộng của ảnh ban đầu.
Nếu bạn muốn khung ảnh này đều nhau (Ví dụ: Chuyển từ khung hình oval sang khung hình tròn) thì sau khi chọn hình khối, hãy chọn thêm Aspect Ratio, tỉ lệ 1:1 để có được hình mong muốn nhé!
Sau khi cắt hình xong, bạn có thể vào mục Picture Styles trong thẻ Format để lựa chọn viền cũng như hiệu ứng cho hình ảnh thêm sinh động nhé!
Một file PowerPoint thường chứa nhiều hình ảnh, video và tệp âm thanh, vì vậy, dung lượng của 1 file PowerPoint sẽ rất lớn và nặng. Điều này không chỉ gây ra việc tốn bộ nhớ máy tính, mà còn gây khó khăn cho quá trình thiết kế slide do file nặng nên dễ bị lag, hoặc khó và mất thời gian để chuyển file sang máy tính khác. Vì vậy, hạn chế dung lượng của file PowerPoint là một việc vô cùng cần thiết. Việc đơn giản nhất có thể giúp giảm dung lượng của file PowerPoint chính là nén hình ảnh để giảm dung lượng của hình ảnh. Có 2 cách để giúp nén hình ảnh:
Giảm đi một lượng đáng kể đó phải không nào! Cách làm này giúp nén hình ảnh, tuy nhiên không hề gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của hình ảnh đâu nhé! Nếu bạn có một file PowerPoint đang chứa quá nhiều ảnh nặng nề, hãy thay toàn bộ các ảnh mang dung lượng lớn đó thành những ảnh đã được nén nhé.
Xem thêm: Những hiệu ứng chữ độc đáo trong PowerPoint giúp slide thêm ấn tượng
Một mẹo nhỏ giúp bạn thay ảnh trong PowerPoint nhưng không làm mất đi những thiết lập đã có trong PowerPoint (ví dụ như hiệu ứng động, hiệu ứng ảnh, cắt ảnh...) là bạn hãy nhấp chuột phải vào hình ảnh cần thay thế trong PowerPoint, sau đó chọn Change Picture > From a file, và chọn ảnh có dung lượng thấp hơn. Như vậy, ảnh đã được thay thế mà không hề mất đi những thiết lập đã có đó!
Như vậy, trong phần 1 của bài viết, Gitiho đã giới thiệu tới bạn 3 thao tác xử lý hình ảnh khi thiết kế slide PowerPoint đó là: Xóa phông nền cho hình ảnh, cắt hình ảnh và nén hình ảnh giúp giảm dung lượng cho file PowerPoint. Hãy đón chờ phần 2 của bài viết để biết thêm những thao tác xử lý hình ảnh khác trong PowerPoint, giúp những slide của bạn trở nên đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn nhé!
Chúc bạn học tốt!