Chiến lược Marketing là gì? Có những hình thức cơ bản nào là điều Marketer cần nắm rõ. Như vậy mới có thể xây dựng, triển khai thuận lợi nhất.
Đặc biệt đứng trước thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, một chiến lược tiếp thị phù hợp sẽ tạo nên lợi thế trước đối thủ, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Bài viết sau đây Gitiho sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về Marketing cũng như quy trình thiết lập hoàn hảo.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Theo Philip Kotler: “Marketing là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua trao đổi”. Chiến lược Marketing được hiểu là một bản kế hoạch được đầu tư, phát triển ý tưởng, hành động quảng bá sản phẩm, dịch vụ để tạo ra lợi nhuận.
Chiến lược tiếp thị là thành quả của quá trình lên kế hoạch, triển khai các hoạt động Marketing hoàn chỉnh trong một giai đoạn. Bằng việc giới thiệu, tiếp thị mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ tới nhóm khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao khả năng mua hàng, nhận biết thương hiệu.
Thực tế, để chiến lược Marketing thành công chúng ta cần tận dụng nguồn lực, ngân sách của công ty. Thông qua đó làm nổi bật giá trị sản phẩm, dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. Như vậy doanh nghiệp mới có thể kích thích lên nhu cầu mua sắm và quyết định trả tiền của khách hàng.
Hiện nay, doanh nghiệp rất khó đạt được kết quả kinh doanh tốt nếu không có chiến lược Marketing. Bởi cùng một ngành nghề sẽ xuất hiện sự cạnh tranh vô cùng lớn, thị trường biến động liên tục.
Vì thế, muốn giữ vững vị thế trên thị trường, vượt qua khó khăn, khủng hoảng bắt buộc doanh nghiệp cần thay đổi, chuyển mình. Giải pháp thiết thực nhất chính là xây dựng chiến lược Marketing khác biệt. Khi áp dụng hình thức tiếp thị này, doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:
Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược Marketing tổng thể từ A - Z
Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ: “Hãy thiết lập mục tiêu, đảm bảo mọi thứ đều tập trung vào mục tiêu đó”. Xây dựng chương trình tiếp thị bài bản giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, dễ dàng quản lý các hoạt động, phân bổ nguồn lực hợp lý.
Khi thực hiện kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị phải có sự linh hoạt. Bởi chúng ta không thể biết trước được sẽ xảy ra điều gì, thị trường biến đổi ra sao. Vậy nên nắm bắt rõ đặc trưng của những mô hình tiếp thị cơ bản là điều rất cần thiết.
Marketing Mix được giáo sư Marketing E.Jerome McCarthy giới thiệu vào năm 1960. Theo ông: “Một chiến lược tiếp thị hiệu quả liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ tập trung vào thông điệp truyền tải”. Vậy nên loại hình Marketing này đề cập đến bốn chữ P quen thuộc, gồm:
Product (Sản phẩm): Nghiên cứu, tận dụng những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ để kích thích khả năng mua hàng.
Price (Giá): Phát huy lợi thế về giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm định giá phù hợp, thu hút đối tượng mục tiêu.
Place (Địa điểm): Lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm để tối ưu quá trình đưa sản phẩm tới tay khách hàng.
Promotion (Quảng bá): Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiếp thị sản phẩm trên các kênh nhằm tối ưu hiệu quả chuyển đổi.
Xem thêm: Tất tần tật thông tin về Marketing Mix
Chiến lược Marketing Mix được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Hãng xe BMW đã cực thành công khi triển khai theo hình thức này. Cụ thể vào năm 1995, hãng tài trợ cho bộ phim GoldenEye. Trong phim, diễn viên gạo cội Bond Pierce Brosnan đã sử dụng một chiếc BMW Z3. Dù mẫu Z3 chưa được bày bán chính thức nhưng chỉ sau 1 tháng khi bộ phim ra rạp, BMW đã nhận được 9.000 đơn đặt hàng.
Marketing đại trà (Mass Marketing) là chiến lược tiếp thị phổ biến được nhiều doanh nghiệp triển khai. Phương pháp này tập trung tiếp cận, bao phủ toàn bộ thị trường bằng một sản phẩm/dịch vụ duy nhất.
Chiến lược Marketing Mass hỗ trợ Marketer xây dựng phễu khách hàng chọn lọc. Không những vậy mức chi phí dành cho hoạt động tiếp cận đối tượng mục tiêu thấp. Bạn chỉ cần tối ưu thông điệp truyền thông, tận dụng công cụ hỗ trợ phần việc của mình.
Tại Việt Nam, Viettel là nhãn hàng triển khai Marketing đại trà khá thành công. Trong chiến dịch quảng cáo Viettel ++, công ty đạt kết quả phủ sóng thương hiệu gần như khắp cả nước. Sản phẩm của họ phù hợp mọi đối tượng sử dụng mạng di động.
Chiến lược Marketing phân biệt (Differentiated Marketing) được doanh nghiệp tạo ra nhằm tác động, thu hút từ ít nhất 2 phân khúc khách hàng mục tiêu trở lên. Với hình thức này, bạn có thể định vị thương hiệu, tiếp cận khách hàng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
Phương thức tiếp thị kể trên tập trung vào các đối tượng khác nhau. Từ đó, họ nghiên cứu, phát triển ra các dòng sản phẩm riêng biệt. Như vậy doanh nghiệp có thể bán nhiều sản phẩm, dịch vụ cho nhiều đối tượng. Đồng nghĩa với việc chi phí Marketing cao, tốn thời gian hơn.
Giống như các nhà Dior đang thực hiện để giới thiệu dòng nước hoa dành riêng cho các độ tuổi. Chẳng hạn Miss Dior phù hợp tuổi 20 – 24, J’adore tập trung vào khách hàng tuổi 25+. Nhờ phân khúc khách hàng riêng, hãng sẽ mời đại diện thương hiệu khác nhau để triển khai chiến dịch quảng cáo.
Marketing tập trung (Concentrated Marketing) là chiến lược tiếp thị tập trung vào một thị trường mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp sẽ dành toàn bộ nguồn lực cho phân khúc này nên khả năng cạnh tranh cao.
Triển khai kế hoạch tiếp thị tập trung công ty có thể tối đa nguồn lực. Đồng thời qua đó nhà quản trị dễ dàng xác định chân dung khách hàng tiềm năng thông qua các yếu tố: Nhân khẩu học, thái độ, hành vi, tâm lý.
Hermès nổi tiếng thành công khi xây dựng chiến lược Marketing tập trung. Tập đoàn này chỉ nhắm vào nhóm người có thu nhập cao với mặt hàng xa xỉ có giá hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng triệu USD. Gần như tất cả sản phẩm của Hermès đều làm thủ công hoàn toàn tại Pháp. Để đảm bảo chất lượng, tính độc đáo, các mặt hàng được chế tạo từ đầu đến cuối chỉ bởi một người.
Chính chiến lược đúng đắn nên trong gần 190 năm qua, Hermès vẫn giữ vững ngôi vương thương hiệu xa xỉ toàn cầu. Bất cứ một tín đồ thời trang nào cũng mong muốn có cơ hội sở hữu sản phẩm của hãng.
Chiến lược Marketing bài bản, khoa học không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động tiếp thị một cách dễ dàng. Thông qua đó nhà quản lý còn có thể biến các mục tiêu kinh doanh thành hiện thực.
Nếu không xây dựng được kế hoạch cụ thể sẽ khiến lãng phí ngân sách trong khi kết quả thu về gần như bằng 0. Vì thế ngoài việc tìm hiểu chiến lược Marketing là gì, gồm những loại hình nào bạn không nên bỏ qua quy trình thực hiện chi tiết.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng biệt về sản phẩm, nhân lực, ngân sách. Vậy nên bạn có thể linh hoạt áp dụng theo các bước dưới đây để cho ra đời chiến lược cho riêng mình:
Mục tiêu chính là kim chỉ nam cho mỗi chiến lược Marketing. Chúng giúp doanh nghiệp biết nên làm thế nào để đạt được mong muốn đặt ra. Dù theo đuổi mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì đích đến cuối cùng vẫn là lợi nhuận, tăng trưởng, khẳng định vị thế trên thị trường.
Thực tế, mục tiêu gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định ra chiến lược. Tùy từng giai đoạn, thời kỳ, mục tiêu tiếp thị sẽ khác nhau. Đó có thể là nâng cao nhận thức sản phẩm/dịch vụ, tiếp cận khách hàng mới, thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải thực hiện tìm kiếm, khảo sát, đánh giá một cách chuyên sâu, toàn diện. Doanh nghiệp có thể tận dụng công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ hoạt động này, như: Pestle, SWOT, Ansoff.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, bạn dễ dàng phác họa chân dung khách hàng ở từng phân khúc khác nhau. Bước này còn giúp nhà tiếp thị biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Như vậy bạn sẽ xây dựng được chiến lược Marketing tạo lợi thế vượt trội hơn.
“Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” chưa bao giờ sai ngay cả trong Marketing. Bài học từ Coca Cola và Pepsi hay Gojek và Grab là ví dụ điển hình. Dù cùng ngành hàng, tính cạnh tranh cao nhưng mỗi thương hiệu đều xây dựng cho mình một lối đi riêng, chinh phục khách hàng hiệu quả.
Dựa vào thông tin nghiên cứu thị trường, Marketer tiếp tục phát triển hồ sơ khách hàng trong chiến lược Marketing. Đây là những người sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn cung cấp hoặc đối thủ.
Chân dung khách hàng mục tiêu dần được khắc họa bao gồm những đặc điểm như: Nhân khẩu học, thói quen mua sắm, sở thích. Căn cứ vào đó, người làm tiếp thị biết nên tiếp cận họ như thế nào đạt hiệu quả tốt nhất.
Kênh phân phối chiến lược Marketing là gì? Đây chính là công cụ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp tiếp thị đến với khách hàng. Nếu chọn đúng bạn sẽ tối ưu hóa được hiệu quả cũng như chi phí.
Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông Marketing từ online đến offline như: Mạng xã hội, Google Ads, Email Marketing, Website…. Ví dụ thành công điển hình về tận dụng phương tiện truyền thông để nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh phải kể tới Netflix.
Thay vì đầu tư tài trợ quảng cáo như nhiều đối thủ, Netflix triển khai các bài đăng thú vị trên mạng xã hội khơi dậy tò mò, tạo sự viral. Nhờ chiến lược tiếp cận sáng tạo, công ty đã rút ngắn được khoảng cách với người dùng.
Đây là bước quan trọng góp phần tạo nên chiến lược Marketing toàn diện, mang lại hiệu quả tối ưu. Tùy vào mục tiêu tiếp thị, điều kiện nội tại của doanh nghiệp, đặc điểm thị trường, Marketer có thể cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp.
Trong kế hoạch, bạn cần lưu ý tuân theo nguyên tắc AIDA: Attention (sự chú ý), Interest (hứng thú), Desire (ham muốn), Lead to Action (kêu gọi hành động). Mô hình này giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng.
Thực tế, chiến lược Marketing không có bất cứ một khuôn mẫu cố định nào. Bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Vì thế người làm tiếp thị cần phải linh hoạt để đưa ra kế hoạch phù hợp với công ty mình.
Hiện nay các Marketer thường ứng dụng mô hình 7P trong Marketing. Bạn có thể tham khảo trong quá trình lập chiến lược nhằm gia tăng cơ hội thành công. 7P Marketing gồm các yếu tố cơ bản như:
Coca Cola đã rất thành công khi ứng dụng mô hình 7P Marketing này. Việc khéo léo lựa chọn các yếu tố phù hợp với thị trường, nội tại doanh nghiệp đã giúp Coca Cola trở thành thương hiệu tỷ đô.
Hãng cho ra đời danh mục sản phẩm lớn với hơn 500 nhãn hiệu khác nhau, cung cấp cho người tiêu dùng gần 3.900 lựa chọn đồ uống. Coca Cola liên kết chặt chẽ với khách hàng, đối tác bao gồm các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, rạp phim, công viên giải trí. Hệ thống phân phối nước giải khát của hãng trải dài hơn 200 quốc gia trên 6 khu vực hoạt động.
Bất cứ chiến lược Marketing nào triển khai cũng cần đánh giá kết quả cuối cùng. Để thực hiện bước này, bạn cần đưa ra các chỉ số, quy chuẩn có thể đo lường. Thông qua những con số Marketer biết được kế hoạch tiếp thị đạt hiệu quả tới đâu.
Đồng thời nhờ đó chúng ta dễ dàng phát hiện các lỗ hổng, vấn đề nhằm thực hiện biện pháp xử lý kịp thời. Vì thế, doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro không nằm trong kế hoạch.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu chiến lược Marketing là gì, các bước triển khai cơ bản. Nếu bạn cần thêm thông tin về tiếp thị, truyền thông doanh nghiệp, đừng quên theo dõi những cập nhật từ Gitiho.