6 bước triển khai chiến lược Trade Marketing hiệu quả

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Trade Marketing là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong ngành Marketing, đặc biệt là đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Trade Marketing được coi là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp “chiến thắng trong cửa hàng”. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược Trade Marketing hiệu quả, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất tại điểm bán? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing, hay hiểu đơn giản là Marketing điểm bán mà quá trình doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình tới các đơn vị phân phối, bán lẻ, sau đó đem đến tay người tiêu dùng. Nhờ trade marketing, doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh lại sản phẩm, điểm bán, cũng như số lượng loại hàng hóa được ưa chuông, từ đó tối ưu được doanh thu, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp

text trade marketing

7 bước triển khai chiến lược Trade Marketing

Để chiến lược Trade Marketing đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình 7  bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình triển khai chiến lược Trade Marketing. Bởi, thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về khách hàng: Khách hàng của mình là ai? Nhu cầu của họ là gì? Họ ưa chuộng sản phẩm gì? Thói quen mua hàng của họ như thế nào? Đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp cua rmình là ai? Các cơ hội khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường…..

Từ những số liệu, thông tin thu thập được sau quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có được kế hoạch rõ ràng và hướng triển khai sao cho tối ưu nhất. 

Bước 2: Nắm bắt xu hướng thị trường

Hiểu khách hàng là chưa đủ. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ xu hướng của thị trường hiện tại. Điều này giúp cho doanh nghiệp thu thập được những thông tin cần thiết để thiết kế sản phẩm sao cho không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn mang tính cạnh tranh cao, nổi bật hơn sản phẩm của đối thủ, nhờ vậy ,mà gia tăng hiệu quả bán hàng tốt hơn.

Xem thêm: Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Bước 3: Thiết kế sản phẩm

Sau khi thu thập đủ thông tin, doanh nghiệp cần có kế hoạch triển khai thiết kế sản phẩm sao cho ấn tượng và độc đáo nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng. Ở bước này, doanh nghiệp cần thiết kế được hệ thống bao bì, mẫu mã, màu sắc… của sản phẩm để sản phẩm vừa ấn tượng, bắt mắt, thu hút khách hàng, vừa thể hiện được tính chất sản phẩm và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có như vậy thì khách hàng mới mong muốn lựa chọn sản phẩm, vừa nhớ được về điểm đặc trưng của thương hiệu, 

Bước 4: Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có muốn chọn mua sản phẩm của bạn hay không. Thương hiệu càng nổi tiếng, phổ biến và tích cực thì càng nhận được sự ưu tiên lựa chọn của khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là một trong những công việc quan trọng nhất trong quy trình triển khai chiến lược Trade Marketing.

Một ví dụ nhỏ có thể chứng minh tác động của thương hiệu đối với người tiêu dùng: Trên kệ siêu thị đặt 2 sản phẩm sữa của 2 thương hiệu: 1 là Vinamilk, 2 là một hãng sữa không nổi tiếng, cảm giác kém an toàn…thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ lựa chọn sản phẩm của Vinamilk. 

Bên cạnh đó, các đơn vị phân phối, bán lẻ cũng có xu hướng muốn trưng bày sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, danh giá hơn so với các thương hiệu không có tên tuổi, bởi những sản phẩm có tên tuổi thường có lượng tiêu thụ cao hơn.

Bước 5: Ưu đãi cho các nhà bán lẻ, nhà phân phối

Ưu đãi là một phần không thể thiếu của chiến lược Trade Marketing, không chỉ là ưu đãi cho khách hàng tại điểm bạn, mà còn là ưu đãi cho nhà bán lẻ, nhà phân phối. Bởi, việc xây dựng ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn cho nhà bán lẻ, nhà phân phối sẽ khuýen khích họ ưu tiên nhập hàng hóa của doanh nghiệp để bán hơn đó!

Bước 6: Quảng cáo theo từng thời điểm

Quảng cáo không nên dồn dập cùng một lúc. Doanh nghiệp nên triển khai các quảng cáo theo từng thời điểm để duy trì được sức nóng của thương hiệu, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng của tổ chức.

minh họa trade marketing

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Trade Marketing

Để xây dựng và triển khai được chiến lược Trade Marketing hiệuq ủa, doanh nghiệp cần chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Trade Marketing như:

  • Tập trung vào điểm bán hàng
  • Thói quen mua sắm, tiêu dùng của khách hàng
  • Tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên cho khách hàng tại điểm bán

Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Phân tích chi tiết các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng

Tổng kết

Trên đây là quy trình 7 bước triển khai chiến lược Trade Marketing mà doanh nghiệp cần hiểu rõ để triển khai hiệu quả, đạt kết quả cao nhất. Mỗi bước đều là một bước vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình, vì vậy, đừng bỏ quên hoặc lơ là bước nào nhé, vì chiến lược Trade Marketing có thể đổ bể nếu sai sót một bước nào đó trong quy trình đó!

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông